10 cách tiêu tiền thông minh bạn nên áp dụng trong năm 2020

“Bạn phải làm chủ được tiền của mình, bằng không tình cảnh thiếu thốn sẽ mãi mãi kiểm soát bạn” – “You must gain control over your money or the lack of it will forever control you” – Dave Ramsey.

Bạn nên hiểu giữ được bao nhiêu tiền quan trọng hơn là kiếm được bao nhiêu, nếu đã không làm tốt việc này trong năm 2019, bạn nên vận dụng những nguyên tắc này để có thể chi tiêu hợp lý hơn trong năm 2020 này.

1. Lương không đồng nghĩa với tiền tiết kiệm.

Bạn giữ được bao nhiêu tiền quan trọng hơn là kiếm được bao nhiêu tiền. Rất nhiều người không hiểu được chân lý đơn giản này. Lương cao không đồng nghĩa với giàu có. Và lương thấp cũng chẳng khiến bạn nghèo đi. Vấn đề nằm ở chỗ bạn tiết kiệm được bao nhiêu từ số đó mà thôi. Nếu bạn lương cao mà không biết tiết kiệm thì mãi mãi vẫn không khá lên được.

2. Đừng lạm dụng thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng (credit card) là cạm bẫy ngọt ngào, khiến bạn dễ dàng mắc nợ và quay cuồng với việc trả lãi. Vì thế, hãy dùng tiền mặt và hạn chế quẹt thẻ. Còn nếu dùng thẻ, hãy nhớ trả hết càng sớm càng tốt.

3. Nắm rõ thói quen chi tiêu

Nếu bạn hiểu rõ mình thường chi cho những việc gì, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát túi tiền hơn. Mục tiêu là chi tiền cho những thứ quan trọng, và cắt giảm các hoạt động còn lại. Nếu trừ khoản tiết kiệm đi, bạn sẽ không phải lo lắng gì về việc lập ngân sách nữa. Vì khi ấy, bạn sẽ chỉ được tiêu số còn lại mà thôi.

4. Sống dưới mức thu nhập, thay vì bằng thu nhập

Cách duy nhất để luôn tự chủ về tài chính là tiêu ít hơn khả năng mua sắm của mình.

5. Chi đúng cho các khoản mua sắm lớn

Bạn có thể phóng tay cho những chiếc túi hàng hiệu, hay những món đồ uống đắt đỏ. Nhưng giới chuyên gia cho rằng các khoản chi lớn cần thiết nhất là cho nhà cửa và phương tiện đi lại.

6. Mỗi năm tiết kiệm thêm một ít

Khi mở tài khoản tiết kiệm, bạn đừng cố định khoản tiền mình đóng vào đó. Giả sử, nếu được tăng lương, bạn cũng nên tăng số tương ứng vào tài khoản của mình. Đây chính là cách gây dựng tài sản chắc chắn nhất.

7. Học đầu tư

Đối tượng cần ưu tiên đầu tư là chính bạn, hãy đầu tư cho mình những kiến thức và phương pháp giúp gia tăng giá trị con người và tài sản của bạn. Tiết kiệm thôi chưa đủ, hãy tìm cách nhân đôi, nhân ba số tiền mà bạn tiết kiệm được.

8. Tự động hóa mọi thứ

Cách tốt nhất để tiết kiệm nhiều hơn, chống nộp phí muộn, giúp cuộc sống trở nên dễ dàng và kiểm soát được mọi thứ là tự động hóa chúng càng nhiều càng tốt. Mọi ngân hàng đều có dịch vụ này.

9. Nói chuyện với người khác để tìm lời khuyên

Đừng giữ khư khư vấn đề cho riêng mình và tự tìm cách giải quyết. Hãy kể với người thân, vợ hoặc chồng, hay bạn bè để họ giúp bạn. Đừng để vấn đề kéo dài và trầm trọng lên.

10. Chọn hàng xóm và bạn bè thật thông minh

Con người và hành động của bạn là tấm gương phản chiếu những người bạn tiếp xúc thường xuyên. Vì thế, hãy qua lại với những người có thể giúp bạn quản lý tài chính tốt hơn.

Theo Market Watch/Vnxpress

Có thể bạn quan tâm: Làm chủ tuổi 20 – Kim chỉ nam thành công tuổi trẻ

Tác giả: Tủ Sách Trực Tuyến

×

Theo dõi fanpage của #tusachtructuyen để cập nhật những thông tin thú vị về các cuốn sách hay tại link: https://www.facebook.com/tusachtructuyen/

Trở thành CTV viết #reviews sách để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị cùng tuSachTrucTuyen.Com, gửi mail về: admin@tusachtructuyen.com

Bình luận trên Facebook