THÔNG TIN KHOÁ HỌC
Bộ 2 cuốn sách về Nhật Bản và châu Á: Chấn Hưng Nhật Bản – Châu Á Chuyển Mình
Chấn Hưng Nhật Bản
Nhật Bản là một trong ba nền kinh tế lớn nhất thế giới với nguồn vốn dồi dào, công nghệ tiên tiến, có kinh nghiệm quản lý hiện đại và hiệu quả. Là nước xuất khẩu vốn khổng lồ, với hơn 1 nghìn tỉ USD đầu tư trực tiếp ở nước ngoài nên Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng với nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Trên con đường đi lên trở thành một trong ba nền kinh tế lớn nhất thế giới, Nhật Bản đã phải trải qua hai cuộc tái thiết đất nước vô cùng quan trọng, diễn ra vào thời kỳ Phục Hưng Minh Trị năm 1868 và diễn ra sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong cả hai lần tự tái thiết này, Nhật Bản đã tạo ra một nỗ lực to lớn để du nhập, làm chủ, cải tiến, thay đổi công nghệ và bí quyết ngành công nghiệp của phương Tây. Và nhờ đó, Nhật Bản dường như trở nên bất bại trong lĩnh vực công nghiệp và công nghệ.
Tuy nhiên, từ năm 1990 trở về đây, nền kinh tế Nhật Bản có dấu hiệu phát triển chậm lại, đặc biệt là vị trí đứng đầu của Nhật Bản trong lĩnh vực công nghiệp và công nghệ đang bị đe dọa thay thế bởi các đối thủ cạnh tranh như Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan. Hoạt động đổi mới sáng tạo của Nhật Bản cũng có dấu hiệu đi xuống vào đầu những năm 1990 mặc dù Chính phủ Nhật Bản đã hết sức nỗ lực tăng gấp đôi chi tiêu dành cho hoạt động nghiên cứu và phát triển. Một phần nguyên nhân là Nhật Bản chỉ tập trung đầu tư nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực ôtô và điện tử mà bỏ qua những lĩnh vực khác có quy mô toàn cầu và lại những lĩnh vực đòi hỏi đầu tư cao cho nghiên cứu và phát triển như dược phẩm, công nghệ sinh học, phần mềm và dịch vụ máy tính. Đứng trước nguy cơ này, câu hỏi đặt ra là liệu Nhật Bản có cần một cuộc tái thiết nữa hay không? Và nếu cần thì phải tái thiết như thế nào
Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu nghiên cứu, tham khảo về phát triển nước Nhật Bản, Thái Hà Books và NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Chấn hưng Nhật Bản: Làm cách nào Nhật Bản có thể tự tái thiết và tại sao điều này lại quan trọng với Hoa Kỳ và thế giới của tác giả Clyde Prestowitz.
Cuốn sách được chia thành 10 chương và được viết theo phong cách hết sức độc đáo. Thay vì mô tả đất nước Nhật Bản của hiện tại sau đó đưa ra những khuyến nghị về mặt chính sách, thì ở đây, tác giả đã phác họa một bức tranh về đất nước Nhật Bản trong tương lai của năm 2050, một đất nước đã được tái thiết lần thứ ba với rất nhiều sự thay đổi cả về kinh tế – xã hội và chính trị, chẳng hạn như GDP tăng 4,5%/năm, vượt xa so với bất kỳ nước lớn nào và gần gấp đôi GDP của Trung Quốc; dân số có chiều hướng tăng lên và vượt mức 150 triệu người; phụ nữ tham gia nhiều hơn vào lực lượng lao động, sinh nhiều con hơn; và đáng ngạc nhiên hơn là Nhật Bản trở thành quốc gia nói tiếng Anh! Có thể thấy đây là một đất nước trong tương lai hoàn toàn thay đổi so với Nhật Bản của hiện tại. Tưởng như cuốn sách mang đến một câu chuyện giả tưởng song đó lại chính là những thông điệp, những lời khuyên và những kỳ vọng của tác giả, một người Mỹ đã từng có thời gian dài sinh sống và học tập tại Nhật Bản, dành cho đất nước này.
Châu Á Chuyển Mình
Châu Á là một châu lục chưa bao giờ chịu khuất phục. Không có một châu Á đơn nhất về mặt giá trị, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ hay quan trọng nhất, về chính trị. Sau Thế chiến II, việc phi thuộc địa hóa, dân chủ hóa và toàn cầu hóa thương mại tự do ảnh hưởng không đồng đều đến các quốc gia châu Á. Công nghiệp hóa và đô thị hóa phát triển nhanh chóng, đi đầu là Nhật Bản. Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á đang theo kịp ở các tốc độ và đạt được mức độ thành công khác nhau.
Song, xu hướng chung đã rõ ràng. Trong khi phương Tây lao vào phục hồi sau khủng hoảng tài chính năm 2008, vượt qua các đại dương, một Thế kỷ Châu Á đang dần khởi sắc.
Một điều rõ ràng nữa là các quốc gia châu Á phải thích ứng với những thực tế mới. Khi công thức tăng trưởng của Nhật Bản là xuất khẩu sang phương Tây hiện đang bị thách thức, họ phải tìm kiếm những cỗ máy tăng trưởng mới bao gồm mở rộng mậu dịch và đầu tư trong khu vực, xây dựng cơ sở hạ tầng và kết nối con người. Và họ phải làm điều đó trong một môi trường xã hội và chính trị phức tạp hơn. Khi các quốc gia trở nên thịnh vượng hơn, chính phủ phải đối mặt với áp lực khi tầng lớp trung lưu ngày càng tăng khiến nhu cầu về truyền thông xã hội và thông tin di động của họ tăng theo.
Ở phạm vi quốc tế, quyền lực kinh tế đang dịch chuyển từ phương Tây sang phương Đông và yếu tố địa chính trị mới đang dần hình thành xung quanh các mối liên hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong khi mục đích của cuốn sách này không phải là đưa ra các dự báo chính xác, chúng tôi cố gắng nhận định các động cơ thúc đẩy tăng trưởng và những yếu tố làm thay đổi cuộc chơi sẽ xác định cơ chế mới của toàn cầu hướng trọng tâm vào châu Á sẽ tiến triển ra sao. Chúng tôi cố gắng phân tích các yếu tố đem đến thành công về kinh tế và chính trị tại một số quốc gia và những yếu tố gây ra thất bại tại những quốc gia khác.
Nghiên cứu chuyên sâu của chúng tôi xác định được năm xu thế lớn đặt ra những thách thức đối với châu Á trong những thập kỷ tới:
- Cuộc sống sau chính sách “nới lỏng định lượng” (QE);
- Công nghệ mới;
- Nâng cao vị thế của cá thể và nhu cầu ngày càng tăng;
- Quốc tế hóa châu Á;
- Thay đổi các mô hình nhân khẩu học.
Ngoài ra, chúng tôi xác định được năm yếu tố thay đổi cuộc chơi có thể xây dựng hoặc phá vỡ những hứa hẹn về một thế kỷ của châu Á:
- Áp lực ngày càng tăng đối với các hệ thống cầm quyền;
- Cuộc cách mạng khí đá phiến;
- Sự dịch chuyển của thương mại toàn cầu và các dòng chảy tài chính;
- Kết nối cơ sở hạ tầng;
- Vốn con người và “bẫy thu nhập trung bình”.
Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng khác nhau đến số phận của mỗi quốc gia tùy thuộc vào bối cảnh về kinh tế và chính trị cụ thể của quốc gia đó. Thông qua các nghiên cứu điển hình bàn về các yếu tố kinh tế, chính trị và công nghệ, chúng tôi hy vọng mang lại cho bạn đọc trải nghiệm độc đáo, đặc biệt là với các nhà quản lý cấp khu vực và các sinh viên sau đại học muốn tìm kiếm cơ hội việc làm tại châu Á.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …