THÔNG TIN KHOÁ HỌC
Bộ sách Thiền sư Thích Nhất Hạnh Phần 2: Con Đã Có Đường Đi – Hạnh Phúc Cầm Tay – Hỏi Đáp Từ Trái Tim – Đạo Phật Của Tuổi Trẻ – Đạo Phật Đi Vào Cuộc Đời – Thầy Cô Giáo Hạnh Phúc Sẽ Thay Đổi Thế Giới Tập 1 – Thầy Cô Giáo Hạnh Phúc Sẽ Thay Đổi Thế Giới Tập 2
Con Đã Có Đường Đi
Mọi sinh hoạt của xã hội con người đang đi về hướng toàn cầu hóa. Những giá trị tâm linh và đạo đức nào trong gia sản văn hóa của nhân loại cần được xét nghiệm và nhận diện để chúng ta có thể sử dụng mà hình thành nên một nền đạo đức và tâm linh chung cho cả hành tinh chúng ta? Mỗi truyền thống đạo đức tâm linh đều có những viên ngọc quý có thể đem ra để đóng góp cho một nền tâm linh và đạo đức toàn cầu. Đạo Bụt là một nguồn tuệ giác đã có mặt trên 2500 năm có thể đóng góp được gì? Đó là chủ đề của cuốn sách này.
Bất cứ một nền đạo đức luân lý nào cũng luôn dựa trên nền tảng của một cái thấy sâu sắc về thực tại, thực tại nội tâm cũng như thực tại thế giới. Siêu hình học là nền tảng của đạo đức học. Đạo đức học của đạo Bụt phát sinh từ một suối nguồn tuệ giác mà Bụt Thích Ca và các hành giả kế tiếp đã đạt tới được nhờ kinh nghiệm thiền quán sâu sắc. Nguồn suối tuệ giác ấy được gọi là Chánh kiến (Right View), là sự chứng ngộ. Tuệ giác ấy có khi được gọi là Duyên Sinh, là Tương Tức, là Không, là Vô Tướng, là Bát Nhã, là Bất Nhị, là Trung Đạo, là Vô Ngã… Tuệ giác ấy không phải là những ý niệm, những lý thuyết hình thành bởi tư duy, bởi lý luận mà là những kinh nghiệm trực tiếp về thực tại mà hành giả đạt tới. Chỉ có người ăn xoài mới thực sự chứng nghiệm được hương vị của trái xoài, và kinh nghiệm này không thể trao truyền được cho kẻ khác, những người chưa bao giờ được ăn xoài, bằng ngôn ngữ và ý niệm. Siêu hình học, nếu chỉ là sản phẩm của trí năng, lý luận và kiến thức khái niệm, thì không đủ để làm nền tảng cho một nền luân lý đạo đức có giá trị thực tiễn.
Cuốn sách này trình bày và giới thiệu nền tuệ giác ấy cũng như những hình thái đẹp đẽ của nền đạo đức luân lý được phát nguồn từ nền tuệ giác ấy. Nếu biết cách tu tập và quán chiếu thì bạn đọc cũng có thể nương vào đó để đạt tới kinh nghiệm tâm linh và nguồn suối tuệ giác ấy một cách trực tiếp, như người không mãn ý với những ý niệm về hương vị của trái xoài mà muốn trực tiếp ăn xoài.
Hạnh Phúc Cầm Tay
Cuộc sống quanh ta đầy màu nhiệm, chánh niệm là trái tim của thiền tập, là nguồn năng lượng xuyên suốt không thể thay đổi. Một người sống trong chánh niệm, tâm an, sẽ khiến những người xung quanh vui vẻ, an nhiên và thậm chí thay đổi cả xã hội.
“Tất cả chúng ta đều có hạt giống của niệm và định”.
“Định làm phát sinh hỷ lạc” Định nguồn căn, có định con người sẽ cảm thấy đang thực sự sống chứ không phải chỉ tồn tại. Cảm nhận cuộc đời tươi đẹp không qua đôi mắt mà qua hơi thở và tâm hồn.
Thiền sư Lâm Tế đã nói rằng: “Phép lạ là đi trên mặt đất mà không phải đi trên mặt nước hay đi trên than hồng”. Tất cả những gì ta làm đều cốt yếu là để tâm an. Mỗi ngày, ta đì tìm tự do cho hạnh phúc, hay hạnh phúc để được tự do? Nếu cứ mải mê mắc kẹt trong quá khứ và lo buồn về tương lai, hiện tại sẽ tự nhiên ngả màu héo úa.
Nghỉ ngơi là bước đầu tiên của thiền tập, và con đường ngắn nhất là thả lỏng và không gượng ép. Sống là để không uổng phí một đời, sống trọn vẹn từng giây phút, thanh thản từng hành động.
Bước đi một cách thoải mái, an lạc, đi như không đi sẽ không thấy mệt mỏi. Sự cố gượng là không cần thiết nếu ta hiểu được rằng mỗi bước đi là mỗi bước được tiếp xúc với cuộc đời và sự màu nhiệm vô tận. Chạm vào đất Mẹ là nguồn căn của “Sám Pháp địa xúc”, người thường cũng có thể thực hành khi bế tắc, lo sợ, Người nhẫn nại bảo hộ, che chở và cho ta lối thoát, mọi thứ tự khắc trở nên nhẹ nhàng.
Cuốn sách tiếp tục với Năm uẩn trong một con người: sắc, thọ, tưởng, hành, thức, đều cần ta trị vì, cai quản. Có chánh niệm sẽ nhận diện được tập khí khi chúng đang phát khởi và ngăn ngừa nó hoành hành ta, quấy nhiễu giấc ngủ ta mỗi đêm. Cả những tri giác sai lầm vây bám lấy tâm trí ta, cũng sẽ được loại bỏ.
Khép lại với Năm giới tân tu: Bảo vệ sự sống, Hạnh phúc chân thật, Tình thương đích thực, Lắng nghe và ái ngữ, Nuôi dưỡng và trị liệu là năm phép thực tập chánh niệm, có khả năng xóa bỏ mọi rào cản, kể cả hận thù và tuyệt vọng để ta bước đi trên con đường thanh thản, sống cuộc đời đáng sống của ta.
“Trong mỗi chúng ta, ai cũng có một em bé bị thương bên trong. Khi còn nhỏ tất cả chúng ta đều trải qua những giai đoạn khó khăn và khổ đau nên mang theo trong lòng nhiều thương tích. Để bảo vệ và phòng hộ cho chính mình, không muốn cho những khổ đau ấy xảy ra trong tương lai, ta có khuynh hướng quên đi những khổ đau thời thơ ấu. Mỗi lần tiếp xúc với những khổ đau như thế ta có cảm tưởng là ta không thể chịu nỗi và ta muốn nhận chìm những cảm thọ, những ký ức này xuống dưới vùng vô thức. Và ta không dám đối diện với em bé này đã nhiều năm rồi. Tuy nhiên, không phải vì ta không muốn để ý tới nó mà nó không có. Đứa trẻ bị thương luôn luôn có đó, muốn sự chú ý của ta. “
Hỏi Đáp Từ Trái Tim
Khi mới bắt đầu thực tập chánh niệm, quý vị thường có cả ngàn câu hỏi. Nhưng trước khi tìm người khác để xin giải đáp thì hãy ngồi xuống với câu hỏi của mình. Quý vị sẽ ngạc nhiên khi khám phá ra rằng nhờ nhìn sâu và ôm ấp câu hỏi mà quý vị có thể tự trả lời hầu hết các câu hỏi của mình. Chúng ta có thói quen luôn hướng ngoại, nghĩ rằng chúng ta có thể tiếp nhận tuệ giác hay từ bi từ một người khác, từ Bụt, từ lời dạy của Bụt (Pháp) hay từ Tăng thân. Nhưng mà quý vị là Bụt, quý vị là Pháp, quý vị là Tăng.
Mục đích của cuốn sách này không phải để giảng dạy đạo Bụt. Chất chứa kiến thức về đạo Bụt không giúp ta trả lời được những câu hỏi khẩn thiết. Chúng ta phải học những gì có thể giúp chuyển hóa khổ đau của chính chúng ta, tháo gỡ những tình huống ngặt nghèo của chính chúng ta.
Đạo Phật Của Tuổi Trẻ
Đạo Phật của tuổi trẻ là tổng hợp các bài giảng của Sư ông Thích Nhất Hạnh cho Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ trong các khóa tu năm 1997, 1998, và 1999 tại chùa Vạn Hạnh, Cali và tại đạo tràng Thanh Sơn, tiểu bang Vermont. Cuốn sách được tạm chia thành các chương riêng biệt để độc giả tiện theo dõi nên không theo thứ tự thời gian.
Gia đình Phật tử là một trong những thành trì cuối cùng mà chúng ta còn giữ được. Gia đình Phật tử có mặt cũng là để bảo vệ cho con em của ta, để ta đừng bị mất mát, đừng đi vào con đường tan rã. Gia đình Phật tử nằm giữa hai bên và có thế đứng cũng như sứ mệnh của nó. Một bên là học đường, một bên là gia đình. Gia đình Phật tử cũng được cấu tạo bởi những thành viên giống như những gia đình khác. Trong đó có người lớn đóng vai trò phụ huynh và có người nhỏ đóng vai trò con em. Mỗi đoàn sinh của Gia đình Phật tử đều có hai gia đình: gia đình tâm linh là Gia đình Phật tử và gia đình huyết thống. Hai gia đình này hỗ trợ cho nhau và sự tu tập của gia đình tâm linh sẽ đem lại nhiều lợi lạc cho gia đình huyết thống của đoàn sinh.
Tất cả chúng ta đều biết rằng mục đích của Gia đình Phật tử là để nuôi dưỡng đạo đức của mỗi đoàn sinh từ Oanh vũ cho đến Huynh trưởng. Nuôi dưỡng đạo đức để cải thiện nếp sống gia đình, cải thiện nếp sống học đường và cải thiện nếp sống xã hội. Chúng ta phải có một đường lối giáo dục rõ ràng mới có thể làm được điều đó. Ai cũng biết điều đó, nhưng thực sự thì chúng ta đã và đang làm được gì, nhất là trong khi chúng ta rất lẻ loi, không có sự yểm trợ của học đường, không có sự yểm trợ của gia đình? Làm thế nào để có một thế liên kết giữa Gia đình Phật tử và gia đình huyết thống cũng như giữa Gia đình Phật tử với học đường?
Khi một cái cây đã già cỗi thì chúng ta phải biết phương pháp làm cho cái cây đó mạnh mẽ trở lại. Một cái cây có thể có nhiều gốc rễ và nếu chất liệu dinh dưỡng trong lòng đất không đầy đủ thì chúng ta phải làm sao để tăng cường, để bồi dưỡng chất liệu dinh dưỡng đó? Nếu một vài cái rễ dưới đất mà tìm ra được một vùng đất mới có nhiều chất dinh dưỡng thì chính những cái rễ đó sẽ đi xa để mang dinh dưỡng về cho toàn cây và sẽ đem lại sinh lực mới cho cây. Cây là tượng trưng cho một thực tại sinh động, luôn luôn chuyển biến và lớn lên. Khi cái cây ngừng lớn là bắt đầu thoái hóa. Vì vậy ta phải làm mọi cách có thể để cho cái cây Gia đình Phật tử tiếp tục lớn mạnh, đừng để cho nó bị thoái hóa.
Trích đoạn hay:
Một niềm tin chung
Trên con đường về Đạo Tràng Thanh Sơn sau khi mãn khóa tu ở Omega Institute tại tiểu bang New York, tôi thấy một pano quảng cáo như thế này: “Có vấn đề hả? Tại sao không thử cầu nguyện đi?” Và cách đó không xa có một pano khác viết: “Gia đình nào biết cầu nguyện chung thì không tan rã”. Chắc chắn là nhà thờ nào đó đã dựng lên hai tấm bảng ấy. Đó là sự thực tập của những người Tin Lành và những người Cơ Đốc. Họ tin rằng nếu trong gia đình mà mọi người cùng quỳ xuống cầu nguyện thì gia đình đó có cơ hội không bị tan rã, không bị chia năm xẻ bảy. Bởi vậy, tấm bảng đó có ý nói rằng nếu trong gia đình quý vị có những sự lộn xộn, chia rẽ, khổ đau thì quý vị phải thực tập cầu nguyện với nhau mỗi ngày. Cầu nguyện Thượng Đế, cầu nguyện Mẹ Maria, cầu nguyện Chúa Kitô, và phương pháp cầu nguyện có thể gọi là phương pháp gần như duy nhất để thực tập trong giáo lý của Cơ Đốc giáo. Và khi tất cả mọi người trong gia đình có chung một đối tượng để cầu nguyện thì những khó khăn, những khổ đau của gia đình đó cũng sẽ giảm bớt. Gia đình đó có cơ hội được lành lặn và không bị tan rã. Tôi thấy có một phần sự thật trong các phát ngôn ấy. Tại vì khi chúng ta cùng có một niềm tin và biết cùng nhìn về một hướng thì gia đình chúng ta có nhiều cơ hội để tồn tại hơn mà không bị tan vỡ hay chia rẽ. Chúng ta thuộc về truyền thống đạo Bụt, chúng ta cũng có những phương pháp thực tập như tụng kinh, hộ niệm, niệm Bụt. Chúng ta cũng tin tưởng rằng nếu chúng ta biết tập họp gia đình lại để cùng tụng kinh, cùng niệm Bụt thì chúng ta sẽ có cơ hội hàn gắn lại những đổ vỡ, thiết lập lại truyền thông trong gia đình và giữ cho gia đình không bị tan rã. Nhưng ngoài phương pháp tụng kinh, niệm Bụt và hộ niệm ra còn có rất nhiều phương pháp khác mà nếu học được, nắm vững được thì chúng ta sẽ thành công hơn trong sự duy trì liên hệ gia đình và giúp cho gia đình chúng ta được vững chãi và hạnh phúc. Đức Thế Tôn đã dạy rất nhiều pháp môn, chỉ cần mang một vài pháp môn đó ra để thực tập thì chúng ta đã có thể thiết lập được sự vững chãi, sự toàn vẹn của gia đình mình.
Trở về để khám phá Cấu trúc của gia đình Việt Nam có khác với cấu trúc của gia đình Bắc Mỹ, nhưng khi chúng ta đã rời quê hương để sang đó sinh sống thì chúng ta bắt đầu bị ảnh hưởng lối sống của người Bắc Mỹ. Vì vậy chúng ta cũng bắt đầu có những vấn đề như người Bắc Mỹ. Tôi nhớ hồi đồng bào mới bắt đầu di cư sang phương Tây, ở châu Âu cũng như ở châu Mỹ, con cái của chúng ta học rất giỏi ở các trường tiểu học. Các cháu đứng đầu lớp là chuyện thường. Nhưng sự kiện đó chỉ kéo dài được năm hoặc sáu năm thôi và sau đó việc học của các cháu bắt đầu đi xuống. Nhìn cho kỹ thì ta thấy rằng, ban đầu, cấu trúc của gia đình còn rất vững nên em bé an tâm và thành công trong sự học tập. Nhưng khi gia đình bắt đầu bị lung lay, bị ảnh hưởng bởi nếp sống phương Tây, khi người cha, người mẹ, người anh, người chị có những khổ đau mới, cộng với những khổ đau của người xa xứ, thì em bé mất chỗ nương tựa vững chãi từ gia đình, vì vậy em bé không còn học giỏi nữa. Điều này nếu quý vị học về xã hội học, nhân chủng học hoặc từng lưu tâm tới thì quý vị cũng trông thấy. Một vị dược sĩ hành nghề ở Canada cho tôi biết rằng ban đầu thanh niên Việt Nam không vướng vào vòng ma túy và không cần đến thuốc ngủ hay thuốc an thần. Những người mua thuốc ngủ và thuốc an thần.
toàn là người phương Tây. Nhưng chừng sáu bảy năm sau thì đồng bào ta bắt đầu tới mua thuốc ngủ và thuốc an thần. Điều đó cho thấy rằng chúng ta đã chịu ảnh hưởng bởi lối sống của xã hội phương Tây. Nếp sống tâm linh, nếp sống tinh thần cũng như nếp sống gia đình của chúng ta đã bị ảnh hưởng một cách nặng nề và chúng ta bắt đầu khổ đau, những khổ đau của người phương Tây, cộng thêm những khổ đau đã có sẵn. Trước đó cấu trúc gia đình của người Việt khá vững chãi nhưng sau đó đã từ từ bị lung lay và những chuyện như cha từ con, vợ bỏ chồng hay vợ chồng ly dị nhau bắt đầu xảy ra ở những gia đình người Việt. Ai mà không có ước muốn giữ cho gia đình mình được nguyên vẹn và hạnh phúc? Thế mà mấy ai trong chúng ta làm được chuyện đó, có thể giữ cho gia đình mình được toàn vẹn, hòa thuận và thương yêu? Nếu chúng ta không trở về để khám phá ra những nguyên tắc đạo lý, những phương pháp thực tập ở trong truyền thống tâm linh của chúng ta thì chúng ta không có cách gì để cứu vãn được tình trạng của bản thân và của gia đình. Người trẻ Việt Nam sống ở hải ngoại bây giờ cũng lâm vào tình trạng của người trẻ ngoại quốc và chúng ta không có phương tiện nào để bảo vệ chúng ta cả. Chúng ta nói rằng chúng ta theo đạo Bụt, chúng ta có nếp sống tâm linh. Nhưng điều đó chỉ có thể đúng một phần thôi, nhất là trên phương diện danh từ và lý thuyết. Trên phương diện hình thức, chúng ta là con của Bụt, là học trò, là đệ tử của thầy… Đúng như vậy. Chúng ta có chùa tổ ở Việt Nam và chúng ta cũng có ngôi chùa thứ hai ở trong thành phố của chúng ta. Nhưng chưa chắc điều này đã đúng trên phương diện nội dung. Tại vì có thể chúng ta cũng còn cảm thấy bơ vơ, chúng ta cũng không có những phương tiện để bảo vệ bản thân và gia đình của chúng ta…
Đạo Phật Đi Vào Cuộc Đời
Đạo Phật của tuổi trẻ là tổng hợp các bài giảng của Sư ông Thích Nhất Hạnh cho Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ trong các khóa tu năm 1997, 1998, và 1999 tại chùa Vạn Hạnh, Cali và tại đạo tràng Thanh Sơn, tiểu bang Vermont. Cuốn sách được tạm chia thành các chương riêng biệt để độc giả tiện theo dõi nên không theo thứ tự thời gian.
Gia đình Phật tử là một trong những thành trì cuối cùng mà chúng ta còn giữ được. Gia đình Phật tử có mặt cũng là để bảo vệ cho con em của ta, để ta đừng bị mất mát, đừng đi vào con đường tan rã. Gia đình Phật tử nằm giữa hai bên và có thế đứng cũng như sứ mệnh của nó. Một bên là học đường, một bên là gia đình. Gia đình Phật tử cũng được cấu tạo bởi những thành viên giống như những gia đình khác. Trong đó có người lớn đóng vai trò phụ huynh và có người nhỏ đóng vai trò con em. Mỗi đoàn sinh của Gia đình Phật tử đều có hai gia đình: gia đình tâm linh là Gia đình Phật tử và gia đình huyết thống. Hai gia đình này hỗ trợ cho nhau và sự tu tập của gia đình tâm linh sẽ đem lại nhiều lợi lạc cho gia đình huyết thống của đoàn sinh.
Tất cả chúng ta đều biết rằng mục đích của Gia đình Phật tử là để nuôi dưỡng đạo đức của mỗi đoàn sinh từ Oanh vũ cho đến Huynh trưởng. Nuôi dưỡng đạo đức để cải thiện nếp sống gia đình, cải thiện nếp sống học đường và cải thiện nếp sống xã hội. Chúng ta phải có một đường lối giáo dục rõ ràng mới có thể làm được điều đó. Ai cũng biết điều đó, nhưng thực sự thì chúng ta đã và đang làm được gì, nhất là trong khi chúng ta rất lẻ loi, không có sự yểm trợ của học đường, không có sự yểm trợ của gia đình? Làm thế nào để có một thế liên kết giữa Gia đình Phật tử và gia đình huyết thống cũng như giữa Gia đình Phật tử với học đường?
Khi một cái cây đã già cỗi thì chúng ta phải biết phương pháp làm cho cái cây đó mạnh mẽ trở lại. Một cái cây có thể có nhiều gốc rễ và nếu chất liệu dinh dưỡng trong lòng đất không đầy đủ thì chúng ta phải làm sao để tăng cường, để bồi dưỡng chất liệu dinh dưỡng đó? Nếu một vài cái rễ dưới đất mà tìm ra được một vùng đất mới có nhiều chất dinh dưỡng thì chính những cái rễ đó sẽ đi xa để mang dinh dưỡng về cho toàn cây và sẽ đem lại sinh lực mới cho cây. Cây là tượng trưng cho một thực tại sinh động, luôn luôn chuyển biến và lớn lên. Khi cái cây ngừng lớn là bắt đầu thoái hóa. Vì vậy ta phải làm mọi cách có thể để cho cái cây Gia đình Phật tử tiếp tục lớn mạnh, đừng để cho nó bị thoái hóa.
Trích đoạn hay:
Một niềm tin chung
Trên con đường về Đạo Tràng Thanh Sơn sau khi mãn khóa tu ở Omega Institute tại tiểu bang New York, tôi thấy một pano quảng cáo như thế này: “Có vấn đề hả? Tại sao không thử cầu nguyện đi?” Và cách đó không xa có một pano khác viết: “Gia đình nào biết cầu nguyện chung thì không tan rã”. Chắc chắn là nhà thờ nào đó đã dựng lên hai tấm bảng ấy. Đó là sự thực tập của những người Tin Lành và những người Cơ Đốc. Họ tin rằng nếu trong gia đình mà mọi người cùng quỳ xuống cầu nguyện thì gia đình đó có cơ hội không bị tan rã, không bị chia năm xẻ bảy. Bởi vậy, tấm bảng đó có ý nói rằng nếu trong gia đình quý vị có những sự lộn xộn, chia rẽ, khổ đau thì quý vị phải thực tập cầu nguyện với nhau mỗi ngày. Cầu nguyện Thượng Đế, cầu nguyện Mẹ Maria, cầu nguyện Chúa Kitô, và phương pháp cầu nguyện có thể gọi là phương pháp gần như duy nhất để thực tập trong giáo lý của Cơ Đốc giáo. Và khi tất cả mọi người trong gia đình có chung một đối tượng để cầu nguyện thì những khó khăn, những khổ đau của gia đình đó cũng sẽ giảm bớt. Gia đình đó có cơ hội được lành lặn và không bị tan rã. Tôi thấy có một phần sự thật trong các phát ngôn ấy. Tại vì khi chúng ta cùng có một niềm tin và biết cùng nhìn về một hướng thì gia đình chúng ta có nhiều cơ hội để tồn tại hơn mà không bị tan vỡ hay chia rẽ. Chúng ta thuộc về truyền thống đạo Bụt, chúng ta cũng có những phương pháp thực tập như tụng kinh, hộ niệm, niệm Bụt. Chúng ta cũng tin tưởng rằng nếu chúng ta biết tập họp gia đình lại để cùng tụng kinh, cùng niệm Bụt thì chúng ta sẽ có cơ hội hàn gắn lại những đổ vỡ, thiết lập lại truyền thông trong gia đình và giữ cho gia đình không bị tan rã. Nhưng ngoài phương pháp tụng kinh, niệm Bụt và hộ niệm ra còn có rất nhiều phương pháp khác mà nếu học được, nắm vững được thì chúng ta sẽ thành công hơn trong sự duy trì liên hệ gia đình và giúp cho gia đình chúng ta được vững chãi và hạnh phúc. Đức Thế Tôn đã dạy rất nhiều pháp môn, chỉ cần mang một vài pháp môn đó ra để thực tập thì chúng ta đã có thể thiết lập được sự vững chãi, sự toàn vẹn của gia đình mình.
Trở về để khám phá Cấu trúc của gia đình Việt Nam có khác với cấu trúc của gia đình Bắc Mỹ, nhưng khi chúng ta đã rời quê hương để sang đó sinh sống thì chúng ta bắt đầu bị ảnh hưởng lối sống của người Bắc Mỹ. Vì vậy chúng ta cũng bắt đầu có những vấn đề như người Bắc Mỹ. Tôi nhớ hồi đồng bào mới bắt đầu di cư sang phương Tây, ở châu Âu cũng như ở châu Mỹ, con cái của chúng ta học rất giỏi ở các trường tiểu học. Các cháu đứng đầu lớp là chuyện thường. Nhưng sự kiện đó chỉ kéo dài được năm hoặc sáu năm thôi và sau đó việc học của các cháu bắt đầu đi xuống. Nhìn cho kỹ thì ta thấy rằng, ban đầu, cấu trúc của gia đình còn rất vững nên em bé an tâm và thành công trong sự học tập. Nhưng khi gia đình bắt đầu bị lung lay, bị ảnh hưởng bởi nếp sống phương Tây, khi người cha, người mẹ, người anh, người chị có những khổ đau mới, cộng với những khổ đau của người xa xứ, thì em bé mất chỗ nương tựa vững chãi từ gia đình, vì vậy em bé không còn học giỏi nữa. Điều này nếu quý vị học về xã hội học, nhân chủng học hoặc từng lưu tâm tới thì quý vị cũng trông thấy. Một vị dược sĩ hành nghề ở Canada cho tôi biết rằng ban đầu thanh niên Việt Nam không vướng vào vòng ma túy và không cần đến thuốc ngủ hay thuốc an thần. Những người mua thuốc ngủ và thuốc an thần.
toàn là người phương Tây. Nhưng chừng sáu bảy năm sau thì đồng bào ta bắt đầu tới mua thuốc ngủ và thuốc an thần. Điều đó cho thấy rằng chúng ta đã chịu ảnh hưởng bởi lối sống của xã hội phương Tây. Nếp sống tâm linh, nếp sống tinh thần cũng như nếp sống gia đình của chúng ta đã bị ảnh hưởng một cách nặng nề và chúng ta bắt đầu khổ đau, những khổ đau của người phương Tây, cộng thêm những khổ đau đã có sẵn. Trước đó cấu trúc gia đình của người Việt khá vững chãi nhưng sau đó đã từ từ bị lung lay và những chuyện như cha từ con, vợ bỏ chồng hay vợ chồng ly dị nhau bắt đầu xảy ra ở những gia đình người Việt. Ai mà không có ước muốn giữ cho gia đình mình được nguyên vẹn và hạnh phúc? Thế mà mấy ai trong chúng ta làm được chuyện đó, có thể giữ cho gia đình mình được toàn vẹn, hòa thuận và thương yêu? Nếu chúng ta không trở về để khám phá ra những nguyên tắc đạo lý, những phương pháp thực tập ở trong truyền thống tâm linh của chúng ta thì chúng ta không có cách gì để cứu vãn được tình trạng của bản thân và của gia đình. Người trẻ Việt Nam sống ở hải ngoại bây giờ cũng lâm vào tình trạng của người trẻ ngoại quốc và chúng ta không có phương tiện nào để bảo vệ chúng ta cả. Chúng ta nói rằng chúng ta theo đạo Bụt, chúng ta có nếp sống tâm linh. Nhưng điều đó chỉ có thể đúng một phần thôi, nhất là trên phương diện danh từ và lý thuyết. Trên phương diện hình thức, chúng ta là con của Bụt, là học trò, là đệ tử của thầy… Đúng như vậy. Chúng ta có chùa tổ ở Việt Nam và chúng ta cũng có ngôi chùa thứ hai ở trong thành phố của chúng ta. Nhưng chưa chắc điều này đã đúng trên phương diện nội dung. Tại vì có thể chúng ta cũng còn cảm thấy bơ vơ, chúng ta cũng không có những phương tiện để bảo vệ bản thân và gia đình của chúng ta…
Thầy Cô Giáo Hạnh Phúc Sẽ Thay Đổi Thế Giới Tập 1
“Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới” – bộ sách bạn đang cầm trên tay là một món quà đặc biệt quan trọng – hay nói cách khác là một sự trao truyền – từ Thiền sư Thích Nhất Hạnh trao tặng vào giai đoạn chín muồi của một nhân cách vĩ đại. Bạn sẽ thấy rằng nó là kết tinh tình thương sâu sắc của Thiền sư đối với những người trẻ và sự mong mỏi không ngừng về một nền giáo dục bồi dưỡng tài và đức cho các thế hệ mai sau. Ở mỗi trang, bạn có thể cảm được sự tôn vinh dành cho những con người đang thực hiện sứ mệnh này, thường là âm thầm không ai biết, và khối lượng công việc khổng lồ mà họ gánh vác từng ngày nhằm phục vụ cho công cuộc kiến tạo, chuyển hóa và hàn gắn thế giới của chúng ta từ dưới lên, từ thế hệ này sang thế hệ khác – đó là những người thầy, người cô. Đây cũng đồng thời là tác phẩm được kết tinh từ sự cộng tác đầy cảm hứng với giáo sư Katherine Weare, một nhà giáo dục và cũng là một giáo viên về chánh niệm, người đã có nhiều năm nghiên cứu những tác động của thực tập chánh niệm trong môi trường học đường, và đội ngũ các cây bút cố vấn, những học trò lớn của Thiền sư từ Làng Mai. Cùng nhau họ đã thiết kế một cẩm nang thiền tập mang tính đa diện và rất dễ sử dụng để giúp các thầy cô giáo có thể đem chánh niệm vào lớp học cũng như vào đời sống của chính mình bằng nhiều hình thức.
Bộ sách gồm 2 cuốn: Tập 1 “Cẩm nang hạnh phúc”, tập 2 “Đi như một dòng sông”
Trong cuốn “Cẩm nang hạnh phúc” thầy Thích Nhất Hạnh và tác giả Katherine Weare sẽ chia sẻ chi tiết về chánh niệm và tỉnh thức. Bởi thế giới đang thay đổi quá nhanh đến nỗi chúng ta không thực sự biết được nền tảng tri thức và kỹ năng nào sẽ là quan trọng nhất mà các thế hệ kế cận cần phải trau dồi. Nhưng điều mà chúng ta có thể biết chắc là muốn sáng tạo, yêu nghề, thích nghi với thời đại kỹ thuật số và học hỏi suốt đời thì người trẻ ở lứa tuổi nào cũng cần phải phát triển kỹ năng sống với giây phút hiện tại. Điều này bao gồm kỹ năng làm bạn với chính mình, tin tưởng những trải nghiệm trong nội tâm và học cách làm chủ môi trường bên trong, gồm thân và tâm của mình, cũng như biết cách thích nghi với môi trường học tập bên ngoài khi tương tác với những người khác.
Đánh thức khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của bản thân trong suốt cuộc đời theo cách thức này là một yếu tố quan trọng dẫn tới thành công và hạnh phúc như tiêu đề của bộ sách. Một trong những nguyên tắc chính ở đây là các thầy cô giáo cần thực tập chánh niệm trong đời sống của chính mình trước khi có thể đưa nó vào lớp học một cách hiệu quả. Nếu bạn làm nghề giáo và mới biết đến phương pháp chánh niệm, bộ sách này sẽ hướng dẫn hết sức chi tiết cách bạn thực tập cho chính mình, cũng như cách bạn có thể đưa nó vào lớp học theo cách riêng của mình để giúp học sinh phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần, biết cách chăm sóc cảm xúc và có niềm vui trong khi học. Cần lưu ý rằng không có một phương pháp nào là phù hợp cho mọi hoàn cảnh. Cái hay của cách nhìn này là cho bạn một loạt các lựa chọn để thử nghiệm và trên hết là nhắc bạn nhớ rằng chính sự sáng tạo của riêng bạn, được nuôi dưỡng bởi sự thực tập chánh niệm, sẽ mang đến muôn vàn những cơ hội mới và đầy thú vị. Nói một cách thực tế thì học trò của bạn sẽ là người giúp khơi mở nguồn tuệ giác đó trong bạn. Các em chính là những người thầy chánh niệm vĩ đại nhất của bạn. Điểm hay của phương thức tiếp cận này là nó có thể bắt nguồn từ tình yêu nghề và tấm lòng mong mỏi học trò tiến bộ, được ấp ủ và truyền đạt bởi chính trực giác và kinh nghiệm thực tiễn của bạn; tất cả những điều này đều dựa vào công phu thực tập trong từng thời khắc của bạn. Theo như tôi nghiệm thấy, những băn khoăn, học hỏi, quán chiếu cứ lớn lên không ngừng trên mảnh đất nuôi dưỡng ấy.
Thầy Cô Giáo Hạnh Phúc Sẽ Thay Đổi Thế Giới Tập 2
“Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới” – bộ sách bạn đang cầm trên tay là một món quà đặc biệt quan trọng – hay nói cách khác là một sự trao truyền – từ Thiền sư Thích Nhất Hạnh trao tặng vào giai đoạn chín muồi của một nhân cách vĩ đại. Bạn sẽ thấy rằng nó là kết tinh tình thương sâu sắc của Thiền sư đối với những người trẻ và sự mong mỏi không ngừng về một nền giáo dục bồi dưỡng tài và đức cho các thế hệ mai sau. Ở mỗi trang, bạn có thể cảm được sự tôn vinh dành cho những con người đang thực hiện sứ mệnh này, thường là âm thầm không ai biết, và khối lượng công việc khổng lồ mà họ gánh vác từng ngày nhằm phục vụ cho công cuộc kiến tạo, chuyển hóa và hàn gắn thế giới của chúng ta từ dưới lên, từ thế hệ này sang thế hệ khác – đó là những người thầy, người cô. Đây cũng đồng thời là tác phẩm được kết tinh từ sự cộng tác đầy cảm hứng với giáo sư Katherine Weare, một nhà giáo dục và cũng là một giáo viên về chánh niệm, người đã có nhiều năm nghiên cứu những tác động của thực tập chánh niệm trong môi trường học đường, và đội ngũ các cây bút cố vấn, những học trò lớn của Thiền sư từ Làng Mai. Cùng nhau họ đã thiết kế một cẩm nang thiền tập mang tính đa diện và rất dễ sử dụng để giúp các thầy cô giáo có thể đem chánh niệm vào lớp học cũng như vào đời sống của chính mình bằng nhiều hình thức.
Bộ sách gồm 2 cuốn: Tập 1 “Cẩm nang hạnh phúc”, tập 2 “Đi như một dòng sông”
Trong cuốn “Đi như một dòng sông” thầy Thích Nhất Hạnh và tác giả Katherine Weare sẽ chia sẻ cung cấp những phương pháp hướng dẫn cụ thể và thực tế để chúng ta có thể bắt đầu, xây dựng, đào sâu và duy trì việc thực tập chánh niệm trong đời sống hằng ngày. Tìm hiểu những cách thức áp dụng, những ý kiến và phản hồi của các giáo viên, những người đã thực tập pháp môn Làng Mai và từ đó có một đời sống tích cực. Qua đó, chúng ta cùng tìm hiểu xem điều gì đã giúp họ chế tác được năng lượng chánh niệm.
Thầy cô giáo gặt hái được điều gì từ sự thực tập chánh niệm?
Chúng ta đã nghe khá nhiều về những thay đổi mà sự thực tập chánh niệm mang lại cho đời sống của các thầy cô giáo, cho sự nghiệp giảng dạy và cho những mối liên hệ của họ với học sinh. Trong phần này, chúng ta sẽ nhìn sâu hơn về vài thay đổi và chuyển hóa mà chánh niệm mang lại cho cá nhân các thầy cô giáo, theo tường thuật của họ.
Mục đích và thành quả có khuynh hướng trở thành những nhân tố điều khiển chúng ta – những thầy cô giáo. Môi trường sống nhiều căng thẳng, áp lực và sự săm soi từ bên ngoài cũng tác động lên cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cũng có thể để mình cuốn theo những ý định tốt của bản thân như muốn “gỡ rối” cho người khác. Chánh niệm có thể giúp ta dễ dàng gỡ bỏ gánh nặng từ những vấn đề đang điều khiển cuộc sống của chúng ta. Chánh niệm có thể giúp chúng ta kết nối được với những kinh nghiệm của mình theo một cách khác, cho mình thời gian và không gian để chỉ có mặt ở hiện tại, khoảnh khắc duy nhất mà mọi thứ có thể thật sự thay đổi, chứ không phải luôn luôn dự tính cho tương lai. Thiền sư Thích Nhất Hạnh cảnh giác cho chúng ta về sự nguy hiểm của việc biến chánh niệm thành một thứ công cụ. Thiền sư nhắc nhở chúng ta không nên sử dụng chánh niệm để đạt tới một điều gì đó trong tương lai, mà đơn giản là trở về ngay hiện tại dù chúng ta đang ở đâu.
Nhiều thầy cô giáo đều cảm nhận được sự thư thái khi biết rằng có mặt hoàn toàn trong giây phút hiện tại mà không phải lúc nào cũng dự tính cho tương lai, là điều có thể làm được. Tuệ giác này giúp ta sống chậm lại và buông bỏ, tuy tiếp tục công việc giảng dạy của mình, nhưng vẫn tận hưởng sự sống và tin rằng mọi thứ đều có hướng đi.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …