THÔNG TIN KHOÁ HỌC
Bộ sách về những lãnh đạo kiệt xuất: Sinh Ra Để Trở Thành Steve Jobs – Tesla Tương Lai Và Những Điều Viễn Tưởng – Jeff Bezos Và Kỷ Nguyên Amazon
Sinh Ra Để Trở Thành Steve Jobs
Sinh Ra Để Trở Thành Steve Jobs mang đến câu trả lời cho thắc mắc lớn nhất của cả thế giới về cuộc đời, sự nghiệp của CEO và nhà đồng sáng lập Apple: Làm thế nào một gã trai trẻ kiêu căng, ngạo mạn và đầy khinh suất, bị tống cổ ra khỏi chính công ty mà mình sáng lập ra, lại có thể trở thành một nhà lãnh đạo có tầm nhìn kiệt suất nhất thời đại, và làm thay đổi cuộc sống thường ngày của hàng tỉ con người trên hành tinh này? Schlender và Tetzeli đã kể một câu chuyện hoàn toàn khác về một con người có thực đã biết vượt qua những thất bại của bản thân và học cách tối đa hóa điểm mạnh của chính mình, dựa trên những câu chuyện chưa từng được tiết lộ từ những người thân thuộc nhất với Jobs, bao gồm các thành viên trong gia đình Jobs, các cựu lãnh đạo hàng đầu và những nhân vật quan trọng nhất là Apple, Pixar và Disney, như Tim Cook, Jony Ive, Eddy Cue, Ad Catmull, John Lasserter, Robert Iger.
“Chúng tôi muốn mang đến một hiểu biết sâu hơn về kho kỹ năng và khả năng tiến bộ không ngừng trong kinh doanh của Steve Jobs, và những nỗ lực gần như thần thánh nhằm tạo ảnh hưởng lên thế giới của anh. Chúng tôi muốn thể hiện những điều đó đã được tiếp năng lượng một cách phi thường như thế nào bởi tài năng độc đáo của một người tự học, và bởi chủ nghĩa lý tưởng chân chính cũng như nỗi ám ảnh đến cuồng dại của anh đối với các tiêu chuẩn thẩm mĩ khắt khe nhưng lại rất nhất quán, và ý thức lớn lao về sứ mệnh của anh. Ngay từ đầu, anh đã luôn trắc ẩn về những nỗi lo lắng và nhu cầu của những con người bình thường, những người muốn tìm thấy các công cụ mới để trao đổi cho bản thân sức mạnh và sự tiến bộ trong một thế giới ngày càng phức tạp, bất hòa và xáo trộn.”
Tesla Tương Lai Và Những Điều Viễn Tưởng
Tesla đã đến. Vào mùa thu năm 2013, công ty xuất hiện như lời gợi ý cho câu đố ô chữ trên tờ New York Times. Tên công ty đã trở thành biểu tượng cho công nghệ đột phá. Biết bao nhiêu giấy mực đã đổ vào “bí quyết” thành công của Tesla. Như chúng ta đã thấy, chẳng có bí quyết nào cả – chỉ có một ý tưởng gặp thời, một nhóm người quyết tâm cao và tài năng tuyệt đỉnh, một tí xíu may mắn cốt yếu. Câu hỏi thú vị hơn nhiều phải là: Tesla đã tạo nên những chấn động như thế nào? Và Tesla có vị trí thế nào trong lịch sử cách tân? Tất cả đều nằm trong cuốn sách “Tesla – Elon Musk: Tương lai và những điều viễn tưởng” do ThaiHaBooks ấn hành.
Trong suốt 11 năm hoạt động, Tesla Motors đã gặt hái vô số thành tựu nổi bật. Công ty đã tạo ra một chiếc ô tô mà được ngay cả những ông lớn trong ngành công nghiệp xe hơi cũng phải ngả mũ thừa nhận là tốt nhất thị trường. Hiệu suất của Tesla Model S có thể sánh ngang với những chiếc sedan xa xỉ đáng ngưỡng mộ bậc nhất, ngay cả khi nó không phải là một chiếc xe chạy bằng xăng. Công ty đã đứng vững, và thậm chí còn thu được lợi nhuận, trong một ngành công nghiệp, nói nhẹ nhàng nhất là, không có chỗ cho những kẻ mới bắt đầu kinh doanh. Không chỉ làm thay đổi nhận thức của công chúng về xe điện mà quan trọng hơn cả, Tesla Motor đã trở thành động lực khiến nhiều ông lớn trong ngành công nghiệp xe hơi phải đổ công sức gấp đôi vào lĩnh vực điện khí hóa. Một ngày nào đó, Tesla có phá sản (chắc nhiều người sẽ rất vui nếu điều đó thực sự xảy ra), thì công ty vẫn có cho mình một chỗ đứng trong biên niên sử của cả ngành Kinh tế và Công nghệ.
Với việc đưa hoạt động giao dịch ô tô vào kỉ nguyên số, Tesla cũng thúc ép tăng tốc quá trình đổi mới trong ngành. Tác giả cuốn sách này, xuất thân là người có nền tảng Internet, và thậm chí sau khi đã có vài năm kinh nghiệm viết về ô tô, vẫn không quen được với tốc độ tiến bộ tương đối ảm đạm của ngành ô tô. Mãi cho tới gần đây, kiến thức phổ biến trong ngành này vẫn là phải mất khoảng mười năm từ khi có ý tưởng về một mẫu xe mới cho tới ngày nó thực sự có mặt ở các đại lý bán hàng.
“Tesla – Elon Musk: Tương lai và những điều viễn tưởng” là cuộc hành trình của một gã tí hon lặn ngụp trong cuộc chơi của những gã khổng, và trở thành một cái tên mà bất kì gã khổng lồ cũng phải e ngại.
Jeff Bezos Và Kỷ Nguyên Amazon
“Amazon là câu chuyện của một người sáng lập đầy tài năng đã hoàn toàn tự mình định hướng tầm nhìn chiến lược,” Eric Schmidt, chủ tịch của Google – một đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Amazon, phát biểu. Chính bản thân ông cũng là thành viên của dịch vụ Amazon Prime – giao hàng trong hai ngày của Amazon. “Sẽ chẳng có ví dụ nào hay hơn. Có lẽ chỉ có thể là Apple, nhưng người ta quên rằng hầu hết mọi người tin Amazon đã sụp đổ do không đạt được quy mô kinh doanh cần thiết để trang trải kết cấu chi phí. Công ty liên tục thua lỗ hàng trăm triệu đô la. Nhưng Jeff quả thực là người có tài ăn nói và rất thông minh. Ông là một mẫu người sáng lập doanh nghiệp có chuyên môn điển hình nên hiểu từng chi tiết nhỏ nhất và cẩn trọng xem xét mọi khía cạnh hơn bất kỳ ai.”
Mặc dù giá cổ phiếu của công ty tăng cao chóng mặt trong thời gian gần đây, nhưng Amazon vẫn là công ty ẩn chứa những vấn đề kỳ lạ. Những chỉ số quan trọng trên bảng cân đối kế toán nổi tiếng là thiếu sức sống, và việc mở rộng vào thị trường và phân mục sản phẩm mới thậm chí khiến công ty có kết quả kinh doanh thua lỗ trong năm 2012. Nhưng Phố Wall dường như không quan tâm đến số liệu này. Jeff Bezos đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ về việc đầu tư xây dựng công ty dài hạn nên tạo dựng lòng tin từ những cổ đông. Những nhà đầu tư sẵn sàng kiên nhẫn chờ đợi một ngày Jeff quyết định chậm lại quá trình mở rộng và nhận được lợi nhuận bền vững. Bezos hoàn toàn không để ý tới ý kiến của người khác. Ông có khả năng giải quyết vấn đề, có tầm nhìn bao quát của một vị tướng chỉ huy trong cuộc chiến cạnh tranh và luôn hướng tới làm hài lòng khách hàng và cung cấp dịch vụ như giao hàng miễn phí. Ông có những tham vọng vô cùng lớn – không chỉ đối với Amazon, mà còn để thúc đẩy mở rộng giới hạn của khoa học và xây dựng lại lĩnh vực truyền thông.
Không chỉ thành lập công ty nghiên cứu vũ trụ Blue Origin của riêng mình, Bezos còn thâu tóm tờ báo gặp khó khăn Washington Post vào tháng 8 năm 2013 với giá 250 triệu đô la, một thương vụ gây choáng váng cho giới truyền thông. Như nhiều nhân viên dưới quyền chứng thực, làm việc với Bezos rất khó khăn và vất vả. Mặc dù, nổi tiếng với nụ cười nồng nhiệt và vui vẻ, Bezos có thể nổi giận gay gắt giống như người sáng lập của Apple, Steve Jobs, người có thể làm khiếp sợ bất kỳ nhân viên nào bước vào thang máy cùng ông. Bezos theo chủ nghĩa lãnh đạo hoàn hảo, quan tâm theo dõi đến từng chi tiết nhỏ nhất, liên tục cho ra những ý tưởng mới và phản ứng gay gắt với những nỗ lực làm việc không đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt của ông. Giống như Jobs, Bezos thuộc tuýp người có khả năng bóp méo thực tại – vẽ ra viễn cảnh tươi sáng đầy thuyết phục nhưng rút cuộc thì lại chẳng mấy khi khiến họ thỏa mãn về công ty. Ông thường nói rằng sứ mệnh của Amazon là “phải nâng cao chuẩn mực trong các lĩnh vực và trên toàn thế giới với mục tiêu tập trung hướng tới khách hàng.” Bezos và nhân viên thực sự tập trung hướng tới đem lại lợi ích cho khách hàng, nhưng đồng thời cũng cạnh tranh không ngừng với đối thủ và thậm chí với cả đối tác. Bezos thích nói rằng thị trường Amazon tham gia cạnh tranh kinh doanh rộng lớn với rất nhiều cơ hội cho nhiều công ty thành công. Điều này có lẽ đúng, nhưng rõ ràng Amazon góp phần gây thiệt hại hoặc phá hủy những đối thủ cạnh tranh dù có quy mô kinh doanh lớn hay nhỏ, rất nhiều trong số đó là những thương hiệu được thế giới biết đến như: Circuit City, Borders, Best Buy, Barnes & Noble.
Người Mỹ nói chung cảm thấy lo lắng về việc tập trung sức mạnh của những tập đoàn lớn, đặc biệt khi các tập đoàn đó có trụ sở ở những thành phố xa xôi. Thành công của những công ty này có thể thay đổi phong cách sống của toàn cộng đồng dân cư. Walmart là trường hợp điển hình phải đối mặt với sự hoài nghi này cùng với những cái tên khác như Sears, Woolworth’s, và gã bán lẻ tạp phẩm khổng lồ A&P phải đối mặt với vụ kiện chống độc quyền có thể gây phá sản trong suốt những năm 1940. Người Mỹ đổ xô tới những nhà bán lẻ lớn vì sự tiện lợi và giá thành thấp. Nhưng ở một mức giá nhất định, những công ty này nhận được lợi nhuận lớn gây mâu thuẫn trong cộng đồng. Chúng tôi muốn hàng hóa giá rẻ, nhưng chúng tôi cũng không thực sự muốn bất kỳ ai phải từ bỏ những cửa hàng độc lập quy mô gia đình trên những con phố hoặc những cửa hàng sách nhỏ đã kinh doanh trong nhiều thập kỷ do sự phổ biến của chuỗi cửa hàng sách như Barnes & Noble và giờ đây là Amazon.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …