Chuyện Năm 1968

120.000 

Chuyện Năm 1968

Tập truyện ký này ra đời, với tôi có một cơ duyên sâu sắc. Rõ ràng không có gì hấp dẫn sau những trang lịch sử khô khan,
những tập sách truyền thống lịch…

Tìm hiểu thêm
MUA NHANH Mua 1 lần học trọn đời

Thông tin cuốn sách

Trầm Hương
16 x 24 cm
01-2018
Sách văn học / Tiểu sử - Hồi ký

THÔNG TIN KHOÁ HỌC


Chuyện Năm 1968

Tập truyện ký này ra đời, với tôi có một cơ duyên sâu sắc. Rõ ràng không có gì hấp dẫn sau những trang lịch sử khô khan,
những tập sách truyền thống lịch sử dày cộp, dày đặc chữ, hình ảnh hiếm hoi, nhòe. Rõ ràng, không có gì hấp dẫn sau những
trang ra đời, với tôi có một cơ duyên sâu nhoẹt. Nhưng bình tâm lại, đọc kỹ, tôi bị rung cảm mãnh liệt với những câu chuyện
về con người, sự kiện được ghi lại bằng đôi ba dòng lịch sử khô khan. Tôi cứ thao thức vì điều ấy. Những bi tráng anh hùng,
những hy sinh tổn thất, những oan khuất, trả giá, những dao động vì tuyệt vọng.

Năm 2008, Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ đưa kế hoạch triển lãm chuyên đề Mậu Thân 1968. Phòng chuyên môn từ chối vì hình ảnh hiện
vật về đề tài này quá ít. Tôi công tác tại phòng Tuyên truyền, nhận lãnh sứ mạng thực hiện đề cương trưng bày này, bởi nhiều
năm trước đó, tôi đã âm thầm tìm lại những địa chỉ đỏ, di tích lịch sử, nhân chứng Mậu Thân 1968. Tôi lao đi, chỉ có trái
tim đa cảm, dũng cảm gõ từng cánh cửa. Có những cánh cửa rêu phong đóng chặt, có những cánh cửa khép hờ, có nhiều cánh cửa
mở toang, hân hoan, thân thiện đón chào người trẻ đi tìm về quá khứ… Thật kỳ diệu, sự dũng cảm và chịu khó của tôi đã được
đền đáp. Những trang viết được mở ra từ đời thường thầm lặng của những người còn được sống sau đêm mùa xuân đẫm máu và nước
mắt. Năm ấy, hàng vạn chiến sĩ ở 5 mũi tiến quân về Sài Gòn hầu hết là những người còn rất trẻ. Và ở phân khu 6 – phân khu
nội thành, đêm mùng Một Tết Mậu Thân (31.1.1968), lực lượng biệt động đồng loạt nổ súng tấn công 5 mục tiêu theo kế hoạch:
Dinh Độc lập, Đại sứ quán Mỹ, Đài phát thanh, Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tư lệnh hải quân. Do không phối hợp được với đại quân,
5 đội biệt động với tổng số 88 chiến sĩ trực tiếp chiến đấu độc lập trong sào huyệt địch.

Hầu hết các chiến sĩ đã hy sinh, lớp bị bắt, nhưng ý chí và xương máu của các anh chị đã dựng lên những tượng đài bất tử.
Sau đêm ấy, người chỉ huy lực lượng biệt động Sài Gòn đắng lòng tự vấn, khi mất đi gần hết lực lượng gạo cội của biệt động,
bởi hơn ai hết, ông hiểu sự công phu để có được đội quân đặc biệt ấy. Những người lính có sở trường đánh nhanh rút nhanh
ấy đã chiến đấu vô cùng đơn độc khi đại quân không đến được. Chỉ sau mấy ngày bị quân đội Sài Gòn phản công, lùi ra vùng
ven đô, trong cảnh đổ nát tan hoang, ông đã trải qua một cuộc tự vấn với chính mình: “Tôi, với cương vị là chỉ huy của họ,
đành bất lực không làm gì được ngoài những giọt nước mắt đau đớn chảy suốt đêm tại nơi tạm làm chỉ huy sở của Tiền phương
nội đô. Hôm nay, trong trạng thái lắng đọng trước cảnh vật chiến trường, tôi lại càng thấy ray rứt trước những sự việc đã
xảy ra đối với đồng đội. Cảm nhận một cách thấm thía rằng, dường như mình là người có lỗi và, có lẽ những cảm nhận này sẽ
theo tôi những năm tháng còn lại của cuộc đời”.

Nhiều người còn sống trở về nhớ về Mậu Thân 1968, có tâm trạng như ông. Có biết bao câu chuyện cảm động về những người tuổi
trẻ trong Mậu Thân 1968. Năm ấy, anh Bảy Hôn – một trong 14 chiến sĩ biệt động đội 5 được giao nhiệm vụ tấn công vào Dinh
Độc lập đã sẵn sàng dời lại ngày cưới của mình, quyết tâm có mặt trong đội quân quyết tử. Trận chiến không cân sức đã diễn
ra suốt 2 ngày đêm. Anh trong số 7 người còn lại sa vào tay giặc. Sau đó là những ngày bị tra tấn tàn khốc, bị giam cầm trong
nhà tù Mỹ ngụy. Anh làm cuộc vượt thoát. Ngày trở về, oái oăm thay, cô du kích Biện Thị Cưng – người vợ hứa hôn của anh vĩnh
viễn không bao giờ được mặc áo cưới. Chị hy sinh trên mảnh đất Củ Chi anh hùng. Năm ấy, đội trưởng đội 5 Tô Hoài Thanh cũng
còn rất trẻ. Chuẩn bị trận đánh, anh cải trang nghiên cứu mục tiêu. Trên đường phố Sài Gòn, anh gặp người vợ trẻ là nữ giao
liên Võ Thị Cúc. Vợ chồng trẻ lâu ngày không gặp, bao thương nhớ, khát khao đốt cháy cõi lòng. Vậy mà gặp nhau, họ phải nén
lại tình riêng. Sau phút đăm đắm nhìn chị, anh kéo sụp nón che mặt, thể như người không quen biết. Đó cũng là lần cuối cùng
chị Cúc gặp anh. Năm ấy, Ngô Thanh Vân (Ba Đen) – đội trưởng đội 11 Biệt động cùng 14 chiến sĩ nhận nhiệm vụ tấn công vào
mục tiêu Đại sứ quán Mỹ. Ông hứa với Cao Hoài Vinh – người chiến sĩ trẻ nhất trong đội: “Sau trận đánh này, tao sẽ cho mày
lấy con Ngọc Huệ”.

Trước đó, ông không tán thành mối tình này, bởi Vinh đem lòng yêu cô giao liên lớn hơn anh đến 6 tuổi. Là người duy nhất
còn sống sót trong trận đánh này, Ba Đen cứ day dứt mỗi khi nhớ về đồng đội. Đôi mắt mở to của Cao Hoài Vinh cứ theo suốt
cuộc đời ông. Vinh hy sinh vì đã bắn quả B46 vào một căn phòng kiên cố trong tòa đại sứ Mỹ, nào ngờ vật chắn phía sau quá
gần, sức công phá quả đạn B46 dội ngược trở lại, Vinh hy sinh. Ba Đen ngậm ngùi kể: “Tôi không bao giờ quên được đôi mắt
mở to của Vinh. Nó chết mà không hiểu vì sao mình chết. Tôi nợ cuộc đời góa phụ của con Huệ. Hôm xuất phát ở Củ Chi, mặt
thằng Vinh sáng rỡ khi tôi hứa sau chuyến này cho tụi nó lấy nhau. Nào ngờ… Điều tồi tệ nhất trong ký ức Mậu Thân là tất
cả đều hy sinh, còn tôi thì được sống!”. Năm ấy, có người chiến sĩ giải phóng quân còn rất trẻ đã hy sinh trong tư thế đang
đứng bắn, khiến kẻ thù khiếp sợ. Dẫu không để lại một tấm hình, một dòng địa chỉ nhưng anh đã tạc vào lịch sử một dáng đứng
Việt Nam lồng lộng, qua xúc cảm của nhà thơ Lê Anh Xuân.

Trong Mậu Thân 1968, có hơn 10.000 quân đã được đưa vào các mục tiêu trong nội thành một cách an toàn. Với những người tuổi
trẻ chúng tôi, đây quả là một ẩn số, ly kỳ đâu kém chuyện những con ngựa thành Troy. Và trên đường tiến về Sài Gòn, hàng
ngàn chiến sĩ quân giải phóng đã vĩnh viễn nằm lại ở vùng ven đô, trong những mục tiêu chiến đấu, ở những góc phố, con đường…

Đối với chị Võ Thị Tâm – giao liên, trinh sát cho Tư lệnh tiền phương phân khu 2, ba lần dẫn quân tấn công vào nội đô làm
sao quên được những ngày chiến đấu đẫm máu trong nội thành Sài Gòn. Để tránh hỏa lực địch, các chiến sĩ hành quân bằng lỗ
đục tường, từ nhà này sang nhà khác. Vừa xuyên tường, họ vừa bí mật bất ngờ đánh xuyên hông địch. Họ lần lượt hy sinh và
bị thương. Đêm 16.6.1968, đồng chí Hai Hoàng (Võ Văn Diều)- Trung đoàn trưởng Trung đoàn Phân khu 2, chị Tâm và 10 chiến
sĩ đến được căn nhà vắng chủ số 128, đường Ngô Nhân Tịnh. Sáng sớm ngày 17.6.1968, những người lính năm ấy đã nắm chặt tay
nhau, hô vang lời thề quyết tử. Họ chọn cái chết không phải vì họ là những con người cuồng tín, xem cái chết nhẹ tựa lông
hồng. Vì yêu mến sự sống mãnh liệt mà họ đã chọn lựa cách chết. Trước khi quyết tử, họ kiên quyết ra lệnh cho chị Võ Thị
Tâm phải cải trang làm thường dân, bởi chị là phụ nữ có thể ra hợp pháp, mang những kỷ vật và lời thề “Thà chết không đầu
hàng giặc” của 10 chiến sĩ cuối cùng của trung đoàn trở về…

Chuyện Mậu Thân 1968 có quá nhiều điều để viết, để kể.

Năm ấy, có người mẹ ôm trên tay đứa con chưa đầy hai tuổi dẫn đoàn quân bước vào trận chiến đấu sinh tử. Năm ấy, có người
vợ chưa kịp ăn cùng chồng trái táo cắt đôi đã nuốt vội nước mắt tiễn chồng vào trận đánh mà cái chết hiển hiện ngay trước
mặt. Năm ấy, chỉ sau một đêm, có quá nhiều những người vợ góa chồng, khắc vào tim lời trăng trối của người lính trước lúc
ra đi. Và phía sau những người phụ nữ ấy là nhà tù, cái chết, những năm tháng cô đơn dài dằng dặc của kiếp người… Càng
tiếp cận với những tư liệu Mậu Thân 1968, tôi càng cảm nhận vẻ đẹp thành phố mình đang sống một cách máu thịt, sâu thẳm hơn,
bởi đâu đó trên những con đường, góc phố ta qua, xương máu những người lính năm xưa còn gửi lại. Các anh chị đã hiến dâng
cho Tổ quốc tuổi thanh xuân đẹp nhất của đời người.

Tiểu thuyết “Đêm Sài Gòn không ngủ” tái hiện Mậu Thân 1968 qua góc nhìn của một người tuổi trẻ lớn lên sau chiến tranh có
quá nhiều day dứt, trăn trở về bi hùng năm xưa, những tha hóa hôm nay, trách nhiệm những người còn được sống. Dường như có
quá nhiều người đã nằm xuống thôi thúc tôi cầm bút viết những dòng về Mậu Thân 1968:

Sài Gòn đêm Mậu Thân không ngủ.

Những người lính biệt động “đánh nhanh rút nhanh” vẫn kiên trì chờ đại quân, dù biết mình phải chết!

Đó đây những góc phố, con đường các anh chị còn nằm lại.

Nhiều người lạc đường, “lội” sông đã không về.

Những người lính cảm tử được giấu trên máng xối, tường hai lớp, vách hai ngăn…

Những bà mẹ giấu con ngay trong tấm lòng mình.

Sài Gòn rưng rưng hai chữ lòng dân!

Tôi biết có nhiều cái nhìn về Mậu Thân 1968. Bản thân tôi khi tiếp cận với những nhân chứng, tư liệu; không khỏi chạnh lòng,
đồng cảm với những mất mát của những thường dân vô tội khi máu lửa, bom đạn ập xuống ngôi nhà mình, phải táo tán chạy loạn,
gia đình phải ly tan. Tôi cũng không khỏi sốc khi nghe một giáo sư từ một trường đại học ở nước ngoài đến Việt Nam, đặt những
câu hỏi mang tính “phản biện về giới”: “Có phải những người phụ nữ Việt Nam tham gia cách mạng là bởi vì họ quá nghèo. Họ
mong thay đổi hoàn cảnh, để lấy được chồng?”. Tôi lặng người, cố giữ bình tĩnh, rồi kể cho họ nghe, không chỉ chuyện 13 Thanh
niên xung phong hy sinh ở Truông Bồn, 10 cô gái đã nằm lại ở Ngã Ba Đồng Lộc mà ngay cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn, 32 dân công
hỏa tuyến đã hy sinh trên đường làm nhiệm vụ. Ở Suối Sọ, 500 quân dân phía Đông Sài Gòn đã ngã xuống, trong đó có những người
phụ nữ còn rất trẻ. Đó là những cô gái rất đẹp. Họ có một cuộc sống rất thuận lợi, ngay sát nách Sài Gòn phồn hoa, đầy ắp
hàng hóa tiêu dùng. Họ có xe Honda, thậm chí cả xe du lịch để đi, có sĩ quan chính quyền Sài Gòn theo đuổi, tán tỉnh. Nhưng
họ đã dùng những bờ vai con gái của mình tải đạn chuyển thương. Biết đi là đối mặt với gian khổ, hiểm nguy, cái chết… Nhưng
họ đã tự nguyện dấn thân, với lý tưởng cao đẹp. Tôi thực sự ấn tượng khi năm 1998, tại cánh đồng Mã Lò thuộc Bình Chánh,
khi đào móng xây một tòa nhà lớn, người ta quy tập được hàng trăm bộ hài cốt chiến sĩ quân giải phóng. Đất còn giữ được những
đôi dép râu, những chiếc kẹp ba lá… của những người con gái, con trai.

Tôi đặc biệt rung cảm mãnh liệt số phận những người phụ nữ trong máu lửa Mậu Thân 1968:

“Có nơi nào như ở Sài Gòn

Chúng ta mắc nợ những người con gái đẹp

Có gì quý bằng nhan sắcvà nhân phẩm

Khi Tổ quốc cần, những người con gái biết hy sinh”.

Và trong tập sách này, nếu kiên trì mở ra, tôi tin bạn đọc sẽ đồng cảm, hiểu vì sao tôi viết nhiều về họ. Viết nhiều mà
vẫn không thể hết, chỉ là những con người, câu chuyện tôi được gặp mà thôi!

Sài Gòn, Xuân Mậu Tuất 2018.

Trầm Hương

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …

Mua sản phẩm này

Chuyện Năm 1968

Tìm hiểu thêm

Có thể bạn quan tâm

  • Học trực tuyến
    mọi lúc, mọi nơi

  • Hoàn Tiền
    nếu không hài lòng

  • Giao miễn phí
    khóa học tới tận nhà

  • Thanh toán 1 lần
    học mãi mãi

  • TỔNG ĐÀI CSKH 8:00 - 22:00
    097 35 964 35