THÔNG TIN KHOÁ HỌC
Tôi đồng ý cho xuất bản cuốn sách này, đúng hơn là chuỗi các cuốn sách như thế này, theo lời khuyên của nhiều người, đặc biệt là lời đề nghị có phần thiết tha của một ông chủ hiệu sách, đồng thời là giám đốc của một công ty kinh doanh sách (Công ty TNHH Văn hóa Khai Tâm). Đó có lẽ là điều ngạc nhiên với nhiều người, vì có thể ai cũng nghĩ tôi đã ấp ủ việc viết sách từ lâu, và giờ là lúc tôi thực hiện dự định này.
Thực ra, tôi cũng có dự định viết sách, nhưng chưa phải lúc này vì tôi quá bận rộn khi phải dành thời gian chăm lo cho “Group Phát Triển Doanh Nghiệp Việt” (Group PTDNV) – một Group cộng đồng, làm nhiệm vụ chia sẻ miễn phí kiến thức, kinh nghiệm cho các nhà quản lý và doanh nhân Việt Nam, mà tôi là người sáng lập và chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì và phát triển nó. Mỗi ngày, tôi phải viết và đăng nhiều bài viết và tương tác, trả lời, giải thích cho người đọc, để duy trì hoạt động của Group và chia sẻ kiến thức cho các thành viên tham gia. Tôi cũng đăng nhiều bài viết thể hiện quan điểm cá nhân đối với các hiện tượng và sự kiện diễn ra trong đời sống xã hội. Riêng mỗi việc đăng bài, tương tác, và chuẩn bị tài liệu để chia sẻ các chủ đề về quản lý kinh doanh tại các buổi hội thảo của Group PTDNV cũng đã “ngốn” hầu hết thời gian của tôi, nói gì đến chuyện viết sách.
Tuy nhiên, có một ý tưởng mà nhiều người đã từng đề nghị, và nhân có đề nghị hết sức nghiêm túc của anh bạn giám đốc công ty kinh doanh sách, tôi mới chợt nhớ là mình có việc nên làm. Anh ấy bảo, sao tôi không tập hợp các bài viết mà nhiều người thích và khen hay của mình lại, và in thành sách để cho nhiều người đọc. Tôi thấy ý tưởng này cũng hay, vì thực tế, tôi viết rất nhiều bài, trên báo chí chính thống có, trên Facebook cá nhân có, trên trang của Group PTDNV có, và hầu hết đều được độc giả đón nhận rất tốt. Các bài viết đều được khá nhiều “like”, “thả tim”, “wow”, và được khá nhiều bình luận khen hay. Và nhiều bài viết đã trở thành tài liệu đào tạo của tôi cũng như nhiều chuyên gia khác. Ngược lại, nhiều tài liệu đào tạo của tôi dành cho các nhà quản lý và doanh nhân Việt Nam cũng được giải thích, tóm tắt lại trong các bài viết của tôi. Đó có lẽ là lý do nhiều người khuyên, động viên, thậm chí năn nỉ tôi gom và in thành sách các bài viết cho đỡ công họ đi tìm, copy, mà không đủ.
Thế là tôi đồng ý tập hợp các bài viết rời rạc, ngẫu hứng, có khi trùng lắp, cả chuyện kinh doanh lẫn chuyện đời thường, chuyện hàn lâm lẫn chuyện “hai lúa”, chuyện nghiêm túc lẫn chuyện hài hước, và cho in thành sách, để cho ai thích thì đọc. Cái tựa đề sách cũng do tôi nghĩ ra – “Chuyện nghề & chuyện đời”, vì đúng là cả chuyện nghề (Quản lý Kinh doanh) và chuyện đời “hầm bà lằng” của tôi đều sẽ đưa vào sách một cách ngẫu hứng, tự nhiên, thoải mái như chính phong cách viết bài chia sẻ của tôi, không theo trình tự nhất định nào.
Do vậy, mong người đọc đừng quan trọng tính bài bản, hàn lâm của cuốn sách. Hãy tìm thấy giá trị trong từng bài viết riêng lẻ, dù nó cực ngắn hay hơi dài, dù là chuyện kinh doanh hay chuyện đời thường, dù mang vẻ nghiêm túc hay pha chút hài hước, dù nó trùng lắp hay hoàn toàn mới mẻ Tôi luôn gửi gắm vào mỗi bài viết những thông điệp, quan điểm, góc nhìn cuộc sống, có thể là ngược đời, không giống ai, như lối tư duy ngược dòng, mà tôi gọi là “đi ngược đám đông” của tôi!
Viết sách không phải là nghề chính của tôi. Nghề chính của tôi là “thực chiến” làm quản lý, làm CEO, và tư vấn, cố vấn, đào tạo về quản lý kinh doanh cho các doanh nghiệp. Do vậy, nếu có gì thiếu sót trong nội dung hay cách thức trình bày, rất mong độc giả bỏ qua. Tôi không kỳ vọng những cuốn sách được “gom lại” từ các bài viết rời rạc của tôi sẽ là sách “gối đầu giường” hay là những tác phẩm kinh điển; chỉ hy vọng nó giúp độc giả có thêm một góc nhìn thiết thực về môi trường kinh doanh và cuộc sống đời thường. Thành thật xin lỗi, nếu nó có lấy đi của độc giả “một vài trống canh” quý báu!
Trân trọng,
Nguyễn Hữu Long
TẬP 3:
Lời mở đầu
Lời tác giả
Lời cảm ơn
Về…
Chiến lược
◆ Chiến lược hay mô hình có trước?
◆ Chiến lược và thực thi
◆ Khởi nghiệp có cần chiến lược?
◆ Chiến lược “cày cuốc để thành công”?
◆ Chiến lược của kẻ yếu!
◆ Chiến lược ăn uống và chiến lược kinh doanh
Về…
Marketing – branding
◆ 3 Câu hỏi thương hiệu dành cho tôi
◆ Customer insight: Quà tết: đừng “chết” vì thiếu hiểu biết
◆ Định vị thương hiệu (brand positioning)
◆ Sản phẩm và marketing
◆ Sản phẩm hay thương hiệu?
◆ Sản phẩm có nhất thiết phải tốt?
◆ Sản phẩm và thương hiệu: đừng chết vì thiếu hiểu biết!
◆ Thương hiệu cho sản phẩm B2B, cần không?
◆ Kinh doanh dịch vụ – đừng quên 7P
◆ Để thương hiệu trở thành biểu tượng
◆ Có hay không người tiêu dùng “trung tính”?
Về…
Mô hình kinh doanh
◆ Hiểu thế nào về mô hình kinh doanh?
Về…
Mô hình tập đoàn
◆ Hiểu thế nào về chiến lược và mô hình tập đoàn?
Về…
Quản trị công ty
◆ Tôi là giám đốc bền vững
Về…
Quản lý rủi ro – khủng hoảng
◆ Từ “hoảng hốt” đến “tự tin”
Về…
Tái cấu trúc doanh nghiệp
◆ Tái lập hay tái cấu trúc?
Về…
Văn hóa hội thảo
◆ Văn hóa hội thảo
Về…
Quản lý nguồn nhân lực
◆ Cạnh tranh trong nội bộ người Việt: kim cương hay đất sét?
◆ Không chỉ là ngủ trưa!
Các bài viết khác
◆ Chi phí “chìm” và việc ra quyết định
◆ Đạo đức kinh doanh: “treo gì, bán nấy”
◆ Doanh nhân việt nam và văn hóa “hùn hạp”
◆ Khác biệt hóa: “Nghĩ khác” phải kèm theo “Làm khác”!
◆ Linh hoạt khác với tùy tiện!
———
TẬP 4:
Lời mở đầu
Lời tác giả
Lời cảm ơn
Về…
Chiến lược
◆ Không có cái gọi là “đại dương xanh” đâu ạ!
◆ Chiến lược đại dương xanh: đừng “xanh” nửa vời
◆ Chiến lược tiếp thị và chiến lược thương hiệu
◆ Chiến lược bán hàng
◆ Chiến lược nhân sự ư? Xưa rồi!
◆ Chiến lược sai lầm của đối thủ là cơ hội của chúng ta
◆ Chiến lược tập trung
◆ Chiến lược “rải thảm” trong ngành thời trang
◆ Cấn có chiến lược cho quà lưu niệm du lịch
Về…
Marketing – branding
◆ Brand equity – vốn thương hiệu
◆ Content marketing: tiếp thị nội dung (tạm dịch)
◆ Content marketing: tiếp thị bằng nội dung
◆ Quảng cáo: coi chừng tác dụng ngược
◆ Làm thương hiệu bún bò
◆ Vì sao thương hiệu cần có lời hứa?
◆ Thương hiệu có cần phải hứa?
◆ Thương hiệu không thể không hứa!
◆ Câu chuyện thương hiệu: từ đâu có một cái tên?
◆ Làm gì trước khi tung sản phẩm?
◆ Thương hiệu lớn bán gì?
◆ Thương hiệu tổ chức – thương hiệu cá nhân
Về…
Mô hình kinh doanh
◆ Mô hình kinh doanh quyết định phần lớn thành công?
Về…
Quản trị công ty
◆ Ban kiểm soát bị vô hiệu hóa như thế nào?
Về…
Quản lý rủi ro – khủng hoảng
◆ Quản lý khủng hoảng truyền thông
Về…
Tái cấu trúc doanh nghiệp
◆ Vì sao tái cấu trúc thất bại?
Về…
Văn hóa doanh nghiệp
◆ Văn hóa đúng giờ của doanh nhân
Về…
Quản lý nguồn nhân lực
◆ “Tướng giỏi” có khó tìm?
Các bài viết khác
◆ Đâu chỉ có FDI và đâu chỉ là chuyển giá!
◆ Đâu chỉ có “made in” và “made by”
◆ Nếu không thể là “tốt nhất” hay “duy nhất”
◆ Sao lại là “ảo”?
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …