THÔNG TIN KHOÁ HỌC
Combo 2 cuốn sách kinh tế hay: Không Phải Thiếu May Mắn Chỉ Là Chưa Cố Gắng + Bạn Làm Việc Vì Ai
Không Phải Thiếu May Mắn Chỉ Là Chưa Cố Gắng
Không Phải Thiếu May Mắn Chỉ Là Chưa Cố Gắng có nội dung về viên kim cương vô giá là thứ được người đời coi như báu vật, còn tiềm năng và cơ hội vô hạn cất giấu trong nội tâm của chúng ta cũng có thể coi là viên kim cương của sinh mệnh. Trong lòng mỗi người, nó chính là luồng ánh sáng có thể chiếu rọi vĩnh hằng, dẫn dắt bạn đi đến con đường đúng đắn của cuộc đời, nhưng cũng có thể xám xịt u tối, khiến bạn lạc mất phương hướng.
Có phải bạn cũng từng ngưỡng mộ thành công của người khác, ngưỡng mộ vận may của người khác? Thực ra, bạn cũng có điều kiện và năng lực như vậy, chỉ là bạn vẫn chưa phát hiện ra điều này mà thôi. Hãy mau tìm ra viên kim cương may mắn thuộc về chính mình nhé! Bạn hoàn toàn có quyền hưởng cuộc sống lí thú đặc sắc hơn.
“Không phải thiếu may mắn, chỉ là chưa cố gắng”, câu nói này đã thể hiện đầy đủ ý nghĩa rằng: con người chỉ cần nỗ lực thì sẽ có ngày được rạng danh. Thực tế cũng đúng như vậy, chỉ cần bạn vận dụng tốt tài năng, sở trường của bản thân để tìm cơ hội, khi cơ hội đến hãy nắm giữ thật chắc, thì người thành công tiếp theo có thể chính là bạn.
Bạn Làm Việc Vì Ai
Bạn làm việc vì ai? Đối mặt với câu hỏi này, nhiều người sẽ không do dự trả lời mình làm việc vì các ông chủ. Nhưng liệu có đúng là như vậy? Xung quanh chuyện này, chịu khó để ý tìm hiểu một chút, chúng ta hẳn sẽ phát hiện ra nhiều điều thú vị.
Chuyện kể rằng: Có mấy đứa trẻ trong khu bỗng nhiên kéo nhau đến nô đùa trước cửa nhà một ông lão nọ. Qua mấy ngày như thế, ông lão quả nhiên cảm thấy rất phiền, thế là ông gọi lũ trẻ đến trước nhà, đưa cho mỗi đứa mười đồng rồi nói với chúng: “Các cháu chơi đùa ở đây khiến nhà ông náo nhiệt hẳn lên, nhờ thế ông cũng cảm thấy trẻ lại không ít. Cho nên ông thưởng cho mỗi cháu mười đồng, cám ơn các cháu”. Bọn trẻ được nhận tiền, đứa nào cũng rất vui.
Ngày thứ hai, lũ trẻ lại đến nô đùa trước nhà ông lão như cũ. Lần này ông lão lại đi ra, cho mỗi đứa năm đồng, ông giải thích: “Ông không có tiền, chỉ còn chút bạc lẻ này”. Nhận được năm đồng tính ra cũng không đến nỗi nào, bọn trẻ vẫn cảm thấy vui. Ngày thứ ba, bọn trẻ lại chạy tới nhưng lần này ông lão chỉ cho mỗi đứa một đồng, điều này khiến bọn trẻ giận dữ vặn lại: “Suốt cả một ngày mà ông chỉ cho một đồng, tụi cháu đã vất vả như thế, thật không bõ”. Sau đó bọn trẻ nhất định thề với ông lão, từ nay chúng sẽ không bao giờ đến chơi trước nhà ông nữa.
Ông lão trong truyện ngụ ngôn trên quả thật khôn ngoan hơn người. Bởi ông đã hiểu và tìm cách biến mục đích ban đầu “chơi vì vui” của bọn trẻ thành “chơi vì thưởng”, sau đó bằng cách giảm dần phần thưởng, cuối cùng ông đã khiến bọn trẻ không đến trước nhà mình làm ồn nữa.
Trong thực tế, bất kể chúng ta làm bất cứ việc gì cũng vì những động lực nhất định. Động lực lại phân thành hai loại: động lực bên trong và động lực bên ngoài. Nếu thống nhất được động lực bên trong với hành động, chúng ta sẽ là chủ nhân của bản thân. Nhưng nếu việc làm được thúc đẩy bởi động lực bên ngoài thì sớm muộn chúng ta cũng khiến mình trở thành nô lệ cho những yếu tố bên ngoài đó.
Phương pháp ông lão trong câu chuyện kể trên sử dụng kì thực rất đơn giản, ông đã dùng tiền thưởng như là một nhân tố bên ngoài để tác động thay đổi động lực nô đùa của bọn trẻ, từ đó dẫn dắt hành động của bọn trẻ theo ý mình. Ông lão này có giống như là ông chủ hoặc cấp trên của chúng ta? Và tiền lương tiền thưởng các loại có phải là động lực bên ngoài của chúng ta?
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …