THÔNG TIN KHOÁ HỌC
Đi Tìm Lẽ Sống
Đi tìm lẽ sống của Viktor Frankl là một trong những quyển sách kinh điển của thời đại. Thông thường, nếu một quyển sách chỉ có một đoạn văn, một ý tưởng có sức mạnh thay đổi cuộc sống của một người, thì chỉ riêng điều đó cũng đã đủ để chúng ta đọc đi đọc lại và dành cho nó một chỗ trên kệ sách của mình. Quyển sách này có nhiều đoạn văn như thế.
Trước hết, đây là quyển sách viết về sự sinh tồn. Giống như nhiều người Do Thái sinh sống tại Đức và Đông Âu khi ấy, vốn nghĩ rằng mình sẽ được an toàn trong những năm 1930, Frankl đã trải qua khoảng thời gian chịu nhiều nghiệt ngã trong trại tập trung và trại hủy diệt của Đức quốc xã. Điều kỳ diệu là ông đã sống sót, cụm từ “thép đã tôi thế đấy” có thể lột tả chính xác trường hợp này. Nhưng trong Đi tìm lẽ sống, tác giả ít đề cập đến những khó nhọc, đau thương, mất mát mà ông đã trải qua, thay vào đó ông viết về những nguồn sức mạnh đã giúp ông tồn tại.
Ông chua xót kể về những tù nhân đã đầu hàng cuộc sống, mất hết hy vọng ở tương lai và chắc hẳn là những người đầu tiên sẽ chết. Ít người chết vì thiếu thức ăn và thuốc men, mà phần lớn họ chết vì thiếu hy vọng, thiếu một lẽ sống. Ngược lại, Frankl đã nuôi giữ hy vọng để giữ cho mình sống sót bằng cách nghĩ về người vợ của mình và trông chờ ngày gặp lại nàng. Ông còn mơ ước sau chiến tranh sẽ được thuyết giảng về các bài học tâm lý ông đã học được từ trại tập trung Auschwitz. Rõ ràng có nhiều tù nhân khao khát được sống đã chết, một số chết vì bệnh, một số chết vì bị hỏa thiêu. Trong tập sách này, Frankl tập trung lý giải nguyên nhân vì sao có những người đã sống sót trong trại tập trung của phát xít Đức hơn là đưa ra lời giải thích cho câu hỏi vì sao phần lớn trong số họ đã không bao giờ trở về nữa.
Nhiệm vụ lớn lao nhất của mỗi người là tìm ra ý nghĩa trong cuộc sống của mình. Frankl đã nhìn thấy ba nguồn ý nghĩa cơ bản của đời người: thành tựu trong công việc, sự quan tâm chăm sóc đối với những người thân yêu và lòng can đảm khi đối mặt với những thời khắc gay go của cuộc sống. Đau khổ tự bản thân nó không có ý nghĩa gì cả, chính cách phản ứng của chúng ta mới khoác lên cho chúng ý nghĩa. Frankl đã viết rằng một người “có thể giữ vững lòng quả cảm, phẩm giá và sự bao dung, hoặc người ấy có thể quên mất phẩm giá của con người và tự đặt mình ngang hàng loài cầm thú trong cuộc đấu tranh khắc nghiệt để sinh tồn”. Ông thừa nhận rằng chỉ có một số ít tù nhân của Đức quốc xã là có thể giữ được những phẩm chất ấy, nhưng “chỉ cần một ví dụ như thế cũng đủ chứng minh rằng sức mạnh bên trong của con người có thể đưa người ấy vượt lên số phận nghiệt ngã của mình”.
Mật Mã Sự Sống
11 câu hỏi lớn về tất cả những điều con người quan tâm về cuộc sống, cái chết và những gì diễn ra sau cái chết đã được các chuyên gia giải quyết rốt ráo trong cuốn sách này.
Suy ngẫm về sự vận động của đời sống, nhà khoa học lừng danh Marie Curie, người đầu tiên vinh dự nhận được hai Giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau, vật lý và hóa học từng nhận xét: “Cuộc đời này không có gì để sợ, chỉ có những thứ để tìm hiểu. Bây giờ là lúc chúng ta tìm hiểu nhiều hơn, để có thể sợ hãi ít hơn”. Trải qua rất nhiều khoảng thời gian khó khăn, từ khi còn ấu thơ đến tận khi trưởng thành để cuối cùng chạm tay vào những giải thưởng lớn nhất của sự nghiệp, phát biểu ấy phần nào lý giải vì sao bà có thể vượt qua bao sóng gió, thăng trầm.
Không cần nhiều truân chuyên như Marie Curie, cuộc đời, vốn vận động theo cách của riêng nó vẫn thường gieo rất nhiều cảm xúc khác nhau cho mỗi người. Hỷ, nộ lẫn ái ố. Chứng kiến sự vận động của số phận, ai trong mỗi chúng ta đều khó lòng tránh được những ưu tư. Tôi là ai? Tại sao tôi ở đây? Điều gì sẽ xảy ra sau khi tôi chết? Tại sao chúng ta lại đau khổ ? Tôi lắng nghe tiếng nói nội tâm bằng cách nào? Điều gì sẽ xảy ra với linh hồn những người tự tử ? Những câu hỏi không có lời đáp thống nhất này, ít nhiều làm đời sống con người xáo động. Nếu đã và đang băn khoăn với những câu hỏi ấy, Mật mã sự sống của tác giả Mark Pitstick là cuốn sách dành cho bạn.
Mark Pitstick không phải là một nhà văn, càng không là nhà khoa học. Ông là một bác sĩ có hơn 40 năm kinh nghiệm và đào tạo tại nhiều bệnh viện, các trung tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần. Tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân đang phải nếm chịu đau khổ và hấp hối, trong Mark càng nảy sinh những câu hỏi của cuộc đời. Ông bất lực vì thấy mình không có câu trả lời ổn thỏa. Thế nên, ngay khi kết thúc công việc trong bệnh viện, ông đã tìm cách trả lời những câu hỏi ấy.
Phương pháp của Mark, là đối thoại với những người đã có thời gian đào sâu từng vấn đề. Đó là Anita Moorjani, tác giả của cuốn sách best seller Dying to be me, người đã có trải nghiệm cận tử, trở về cuộc đời khi đang trên giường bệnh, hôn mê sâu do căn bệnh ung thư gây ra; Là tiến sĩ Marilyn Schlitz, nhà nghiên cứu nhân loại học, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu ý thức với hơn 30 năm kinh nghiệm; Là giáo sư Gary E Schwartz, chuyên gia tâm lý học, y khoa, thần kinh học; Là Bill Guggenheim, người tiên phong trong lĩnh vực trải nghiệm liên lạc với người đã khuất; Là Mark Anthony, người được biết đến với vai trò chuyên gia trong lĩnh vực siêu linh, kết nối với các linh hồn đã khuất…
Lần lượt, từng câu hỏi được đặt ra và các chuyên gia trả lời. Mỗi người một góc nhìn nhưng xuyên suốt những câu trả lời ấy, vẫn nhìn thấy những điểm giao thoa hết sức thú vị. Tựa như tham gia vào một cuộc trò chuyện lớn, người đọc lắng nghe thật chậm rồi tìm được lời giải cho chính bản thân mình, về những điều mình nhiều năm trăn trở. “Tôi hy vọng những câu trả lời ấy có thể giúp bạn đọc đối diện với những khó khăn và thử thách trong cuộc sống tốt hơn”, bác sĩ Mark Pitstick chia sẻ lý do ông viết tác phẩm này như thế.
Sách kết lại với triết lý mà Mark Pitstick đã đúc kết: Cuộc đời này, thực chất là một cuộc phiêu lưu vô cùng an toàn và tuyệt vời. Nếu cứ lo lắng những gì diễn ra phía sau rồi chần chừ, lo sợ về cái chết, lo sợ về số mệnh, trăn trở về bản thân… liệu chúng ta có kịp tận hưởng những tươi đẹp của cuộc đời?
Bên Bờ Sinh Tử – Gieo Nhân Lành Để Nhận Quả Lành
Có lẽ rất hiếm người nào trên hành tinh này không cảm thấy sợ chết, vì tham sống là bản năng căn bản của muôn loài có sự sống. Thuy nhiên, sự sợ hãi ấy phần lớn xuất phát từ việc chúng ta không biết rồi mình sẽ đi đâu về đâu và tương lai như thế nào? Nếu mỗi người đều có thể giác ngộ, hiểu được vô thường, sống với sự tự nhiên của quy luật sinh tử – luân hồi thì có lẽ cái chết không đáng sợ như chúng ta vẫn nghĩ.
Phật giáo đưa ra những giáo lý về luân hồi và rất phù hợp với khoa học hiện đại chứng minh về vật chất – không có gì mất đi vĩnh viễn mà chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác. Sự sống – cái chết của chúng ta cũng vậy, luôn diễn tiến theo một quá trình lặp lại dựa trên phước báu và duyên nghiệp đã gieo. Kiếp đời này là một sự tạm bợ. Cái chết không phải dấu chấm hết mà chỉ là một điểm trên hàng triệu điểm ở con đường tái sinh. Hiểu như thế, chúng ta sẽ biết cách trang bị cho mình một hành trang tốt đẹp ở tương lai, ở những cõi tái sinh sau này. Sự chấp trước về tài sản, địa vị, danh vọng, nhất là tình yêu là những rào cản, những trở ngại cho con đường tái sinh. Chính từ suy nghĩ bám víu, níu giữ ấy khiến chúng ta cảm thấy sợ hãi trước cái chết mà không hiểu được rằng, chính sự sợ hãi ấy trói buộc cái chết theo chiều hướng hết sức tiêu cực. Sự thật thì cái chết có đáng sợ như chúng ta nghĩ hay không? Phải làm những gì để con người có thể tự tại khi đứng bên bờ sinh tử? Con đường tiếp theo chúng ta đi ra sao và dẫn đến nơi nào?
Để trả lời cho những câu hỏi vừa nêu, tác giả Thích Nhật Từ tiếp tục cho ra đời ấn phẩm: Bên bờ sinh tử: Gieo nhân lành để nhận quả lành – nhằm giải đáp phần nào thắc mắc của quý Phật tử, quý độc giả. Đây cũng xem như lời chia sẻ của tác giả đến với mọi người, hy vọng tất cả chúng ta có thể tạo ra được thế giới cực lạc ngay ở kiếp đời này để có thể bình thản đối diện với cái chết, bởi khi chúng ta sống hỷ lạc thì chắc chắn sẽ chết an vui!
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …