Combo Con Nghĩ Đi, Mẹ Không Biết! + Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến (Bộ 2 Cuốn Nuôi Con Được Phụ Huynh Yêu Thích Nhất / Tặng Kèm Poster Quy Tắc 5 Ngón Tay An Toàn Cho Con Yêu)
Top sách bán chạy trên thị trường sách!
Một combo đầy bổ ích và thiết thực dành cho bậc cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái.
1, Con Nghĩ Đi, Mẹ Không Biết!
Con nghĩ đi, mẹ không biết là tập hợp những bài viết được đón nhận nhiệt thành trên Facebook của Thu Hà (Mẹ Xu-Sim), rất nhiều bài viết trong số đó đã từng được đăng trên các báo Tuổi trẻ, Thanh Niên, Vnexpress, Dântrí, V Nhưng khác với những dòng chia sẻ trên mạng xã hội, nội dung các bài được chọn lọc hơn, có chủ đích hơn với giải pháp để con tự lập và mẹ tự do. Những bài viết của Thu Hà sinh động, thiết thực vì đó là những trải nghiệm thật, hoàn toàn là sự thật của một bà mẹ có hai con đang trong tuổi ăn, tuổi học, cuả một ngưuời làm việc với trẻ em liên tục suốt 20 năm, trong đó có 3 năm dạy học và 17 năm làm báo tuổi teen.
Hành trình lớn lên cùng con của bà mẹ này có thể chạm tới trái tim của các ông bố bà mẹ khác có lẽ là bởi sự chân thành và những chiêm nghiệm thật như được rút ra từ tim của người mẹ. Nhiều người yêu mến chị bởi những triết lý giáo dục hàn lâm được viết bằng lối kể chuyện giản dị, thực tế và sống động. Đối tượng độc giả chính của cuốn sách là các ông bố- bà mẹ, nhưng các bạn trẻ vẫn có thể đọc sách để hiểu hơn về phụ huynh mình, cũng là một món quà ý nhị khi muốn “nhắc khéo” bố mẹ rằng: “con muốn tự lập”.
Đây là một quyển sách của các giá trị tình thân mà ở đó giá trị gia đình là quan trọng hơn cả, các thế hệ trong gia đình sẽ hiểu nhau hơn và nâng đỡ nhau để tạo ra sự dung hòa, truyền cảm hứng cho nhau sống tích cực mỗi ngày.
Con nghĩ đi, mẹ không biết! và những thông điệp:
– Quyển sách “Con nghĩ đi, mẹ không biết!” như một giải pháp để con tự lập và mẹ tự do. Tinh thần của quyển sách là nói không với một thế hệ ù lì khi mà cha mẹ “ủ” con cái quá kỹ. Một quyển sách truyền cảm hứng cho các bà mẹ để con tự lập, và tạo không gian cũng như tinh thần thoải mái nhất cho các bà mẹ khi nuôi con, vì “nuôi con cũng là một nghệ thuật”.
– Quyển sách là tiếng nói đồng cảm với những bà mẹ đang gặp những vấn đề khi nuôi con bao gồm 3 phần:
Phần 1: Khi con chúng ta ăn – “Hãy quẳng cái cân đi mà vui sống”
Phần 2: Khi con chúng ta học – “Con nghĩ đi, mẹ không biết!”
Phần 3: Vui sống cùng con – “Sạc pin cho chính mình”
– Quyển sách cũng là quà tặng của con cái dành cho phụ huynh khi có những tâm tư muốn bày tỏ, để nói với cha mẹ rằng: “Con đã trưởng thành, con đã tự lập không có nghĩa là con không cần bố mẹ, không ngừng yêu bố mẹ như thời ấu thơ, chỉ là con thể hiện khác hơn”.
“Mẹ không phải là Mẹ- Biết – Tuốt. Con phải vận dụng đầu óc để tự giải quyết những vấn đề của mình. Con phải thông cảm với những hạn chế của mẹ và nhân từ hơn với chính mình.
Tôi tin rằng khi mình càng bao bọc, con mình càng yếu đuối, càng vụng dại. Khi tôi càng cố gắng cầu toàn, con tôi càng bị áp lực. Và có một điều chắc chắn: không có đứa con nào hạnh phúc bên một bà mẹ bất hạnh!
Phải tung con ra bầu trời với nắng, gió và mưa và bão tá Phải dám buông tay thì con mới lớn được!
Đừng cắt đứt một cánh tưởng tượng của con, đừng nhốt thiên thần trong cái ao nhỏ chỉ có hai mươi sáu chữ cái quá sớm.
Kỹ năng quan trọng nhất để con sống sót và sống thành công trên đời là kết nối.
Không có sức mạnh nào mạnh bằng hiểu nhau và hợp tác. Nhà trường và phụ huynh, dù ưu việt tới mức nào cũng không thể đơn độc trong việc đào tạo con người.
Con cao to vượt trội, thông minh vượt trội, hẳn là rất có ưu thế! Nhưng giữ được cuộc sống vui vẻ và thoát khỏi những xiềng xích mình tự trói buộc mới thật là hạnh phúc. Hãy tuân thủ sự đa dạng của cuộc sống!
Làm sao để con tự giác học? Chỉ cần ba mẹ tự giác học.
Làm sao để con thích đọc sách? Chỉ cần ba mẹ thích đọc sách.
Làm sao để con thành người tử tế? Chỉ cần ba mẹ lao động tử tế, sống đàng hoàng trước mắt con mỗi ngày.
Có những điều mình cho là mình đang yêu con, đang sống vì con, thì ở phía người nhận, ở phía đứa con, nó lại không phải là như vậy!
Tình yêu là thời gian, thời gian bạn quan sát con, lắng nghe nó, đi chơi cùng nó, học cùng nó, đồng hành cùng nó, làm bạn với nó, lớn lên cùng nó. Con cái cần nhất vẫn là thời gian của ba mẹ!
Cuộc sống là không công bằng. Không có gì là mãi mãi, không có gì là bất biến, không có gì là đơn sắc. Điều đó sẽ làm con bạn mạnh mẽ. Con cần hiểu về cuộc đời, nhưng rốt cuộc vẫn nên chọn tin vào những điều tốt đẹp.
Bởi vì con sẽ trở thành cái mà con tin!
2, Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến
Bạn đã được làm mẹ, được ôm trên tay sinh linh bé bỏng của mình. Hẳn bạn đang rất băn khoăn và trăn trở với hàng ngàn thắc mắc: làm thế nào để giúp bé làm quen với gia đình, bắt nhịp với cuộc sống mới lạ bên ngoài, làm thế nào để hiểu và đáp ứng đúng những nhu cầu của em bé sơ sinh chỉ mới biết dùng tiếng khóc làm công cụ duy nhất để giao tiếp đây. Những câu hỏi cứ liên tiếp nảy ra, bạn cuống cuồng tìm sự trợ giúp và giải đáp từ nhiều nguồn khác nhau, để rồi dễ dàng rơi vào một vòng xoáy sai lầm và một cuộc chiến mệt mỏi trong sự nghiệp nuôi con nhỏ.
Những ngày đầu tiên bạn sẽ cố gắng cho bé bú liên tục, nhằm kích sữa, để con biết đây là mẹ. Đôi khi bạn sẽ đánh thức con dậy để cho con bú khi thấy bé ngủ li bì vì bạn sợ lâu quá con không bú sẽ bị đói. Bạn liên tục tự hỏi: con bú ít thế có đói không? Mình làm như thế có sao không? Con có ngủ được không? Con có nóng không? Con có lạnh không? Và làm thế nào để con tăng cân nhanh nhất có thể. Con tăng cân thế có chậm so với anh, chị, em hay con nhà hàng xóm không?
Khi được 4 tháng tuổi, tự nhiên bạn thấy con bú ít hẳn, con cáu gắt, con ngủ không yên, con dậy đêm nhiều lần. Bạn nghĩ là con đói, hốt hoảng cho con bú mỗi giờ. Con quấy khóc, chỉ có ti mẹ hay cái bình mới có thể cho con ngủ được. Và chỉ khi ngủ con mới chịu ăn. Mỗi giấc ngủ của con chỉ kéo dài 30 phút rồi con choàng dậy và kích động như chưa bao giờ được nghỉ ngơi. Đêm con dậy liên tục, con đòi bú, bạn nghĩ con ngày bú ít chắc cần bú bù, cả đêm bạn chẳng ngủ vì phục vụ “tiếp dưỡng” cho con. Mẹ mệt và cảm giác càng ngày con càng “khó tính”.6 tháng con bắt đầu ăn dặm, con cứ nhè chẳng ăn được bao nhiêu. Bạn quyết cho con nằm ngửa ra bón để chờ trọng lực của tự nhiên giúp thức ăn “rơi” vào bụng con. Sữa cũng vậy – cách duy nhất để uống sữa là nằm ngửa đút thìa, hay tệ hơn là uống bằng xi-lanh. Con vẫn quấy khóc đêm, dậy liên tục. Bạn cảm giác những đêm mất ngủ có lẽ sẽ kéo dài đến vô tận.
9 tháng, cân nặng của con mãi không tăng, con cự tuyệt và sợ hãi với thức ăn. Sữa giờ phải bỏ ra đút thìa. Mà kể cả vậy, một thìa vào bụng con thì một thìa rơi xuống đất. Lãng phí. Bạn thấy thất vọng và bất lực với con.Bạn đọc hơn trăm trang tài liệu ăn dặm, các loại Tây Tàu Nhật Thổ, nhưng dường như con bạn là đối tượng không phù hợp với bất cứ phương pháp nào.
Bạn đọc hơn trăm trang tài liệu ăn dặm, các loại Tây Tàu Nhật Thổ, nhưng dường như con bạn là đối tượng không phù hợp với bất cứ phương pháp nào.
Mười mấy tháng con chào đời, bạn những tưởng con càng lớn sẽ càng dễ, nhưng không, mọi sự trở nên khó hơn. Lúc này, mỗi bữa ăn bạn phải cho con ra đường đi dạo, phải cho ra sân chơi, phải có đồ chơi nếu con ngồi ghế, đi ăn nhà hàng là một cơn ác mộng. Con có thể đòi hỏi nhiều điều không tưởng, và bạn đáp ứng vô điều kiện, miễn là con ăn…. Cuối cùng con cũng không muốn ăn. Rồi con ăn vạ, con khóc, con dọa nôn ra thức ăn, và thế là bạn lại tìm mọi cách thực hiện yêu sách miễn là con không ăn vạ, con không nôn kẻo con lại sụt cân….
Bạn những tưởng con qua nấc 1 tuổi sẽ có thể cho bạn một giấc ngủ nguyên đêm, nhưng không, con vẫn thức dậy vài lần, mỗi đêm trằn trọc không ngon giấc. Bạn đi khám mọi bác sỹ dinh dưỡng, uống đủ các loại men tiêu hóa và cảm giác bất lực càng thêm bất lực vì bạn không thể thay đổi tự nhiên, không thể làm con béo, hay con ngủ ngoan…Hơn thế nữa, lúc nào bạn cũng cảm thấy như có thêm cái đuôi bất đắc dĩ, bạn vừa chạy ra ngoài 5 phút thì ở trong phòng đã nghe tiếng khóc nức nở. Bạn đi vào nhà tắm làm công tác bí mật cũng phải có khán giả bất đắc dĩ vừa nhăn mũi vừa nhăm nhăm trèo lên lòng . Lâu hơn chút, bạn cảm giác như mình có thêm ông vua bà chúa con trong nhà, thích gì là phải có ngay lập tức, trái ý là lăn đùng ra đất giãy giụa, tiếng khóc át tiếng bom, thậm chí còn dọa đập đầu vào tường, càng ở chốn đông người thì bạn càng được nghe ca nhạc kịch với âm lượng quá tải.
Bạn thường xuyên trong tâm trạng lo sợ con ngã, con khóc; đôi khi bạn cảm thấy xấu hổ khi thấy người đi đường ngoái lại nhìn rồi xì xào nên lại chạy ra bế, ra ôm và lại đáp ứng mọi nhu cầu của các thượng đế tí hon. Hay thỉnh thoảng khi con bị ngã, bạn liền lập tức ra tay “đánh chừa” này, đôi khi ông bà cha mẹ lại được con “phát” miễn phí vài cái tát, hay vài dấu răng trên tay, trên vai. Những tưởng lớn dần bạn nói con sẽ hiểu, thế nhưng đời đâu như mơ, một ngày đẹp trời, thiên thần nhỏ của bạn chỉ biết nói duy nhất từ “không” đối với tất cả những gì bạn yêu cầu hay đòi hỏi ở con: tắm xong thì nhất quyết không chịu mặc quần áo, không chịu ngồi yên một chỗ để ăn, không chịu cất đồ chơi. Nói nhẹ không được chuyển qua nói nặng rồi ép buộc rồi dọa nạt, thế là ngôi nhà biến thành trận chiến nơi có tiếng la hét quát tháo của mẹ và những cơn nức nở của con…
Nếu bất cứ trường hợp nào trên đây giống như những gì xảy ra ở gia đình bạn, thì cuốn sách này là dành cho bạn!
Cuốn sách không là cẩm nang để bé ăn nhiều tăng cân nhanh hay dạy bé nghe lời răm rắp, mà giúp bạn hiểu con mình hơn. Giúp bạn hiểu chu kỳ sinh học của con và cách phối kết hợp cuộc sống gia đình với chu kỳ sinh học đó của bé. Hơn thế, cuốn sách còn hướng dẫn bạn cách cho ăn khi con đói, các thông tin kinh nghiệm và các trường hợp thực tế áp dụng thành công của các “bà mẹ tuyệt vọng” khác giúp bạn có thông tin cũng như nghị lực thay đổi cách áp dụng nuôi và dạy con ở gia đình. Suy cho cùng, nuôi không hẳn đã khó, đến đoạn dạy con còn khó hơn nhiều.
Cuối cùng đây là kinh nghiệm đặt những khuôn khổ hợp lý cho từng lứa tuổi, là bài học về tôn trọng trẻ thơ trong những khuôn khổ ấy. Nó sẽ làm cho kinh nghiệm làm mẹ của bạn ngọt ngào hơn và tránh cho con một tuổi thơ nước mắt bên bát cơm.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …