THÔNG TIN KHOÁ HỌC
Combo Kitchen và Ba Ơi Mình Đi Đâu (Giải Femina)( Tặng Kèm Sổ Tay )
Bản đặc biệt tặng kèm sổ tay , mẫu ngẫu nhiên và số lượng có hạn.
Kitchen
Mikage Sakurai, sau cái chết của bà, hoàn toàn lẻ loi và chỉ biết yêu bếp hơn hết thảy mọi thứ trên đời. Cho tới ngày, một chàng trai tên là Yuchi Tanabe mời cô đến sống cùng hai mẹ con cậu trong căn hộ của họ, nơi có căn bếp tuyệt vời ấm áp cùng hai con người không là gì ngoài một sự đồng cảm bình dị và sâu xa mà cô vẫn hằng mong ước. Rồi cái chết lạnh lùng bất ngờ cướp đi người mẹ lạ kỳ của Yuchi. Trong nỗi đau, sự quyến luyến trở nên mãnh liệt, tình yêu bắt đầu chớm nở giữa hai con người trẻ tuổ Và đó chính là Kitchen của Banana Yoshimoto, buồn bã nhưng chối từ bi lụy, giản dị nhưng đầy nghệ thuật, là nơi hoà kết nỗi ưu tư mẫn cảm đặc biệt Nhật Bản với niềm vui sống của tuổi trẻ một cách thanh thoát nhất. Mỗi áng văn ngọt ngào trong hình thức một bestseller đã làm nên tên tuổi của Banana Yoshimoto trên khắp Nhật Bản và thế giới.
Ba Ơi Mình Đi Đâu (Giải Femina)
Ba ơi, mình đi đâu? là một câu chuyện buồn và hơn cả nỗi buồn nhưng lại không thấm đẫm nước mắt. Cuốn sách khiến người đọc cảm thấy đau nhói mọi nơi song không vùi sâu trong ủy mị. Bởi đó là cách lựa chọn của Jean-Louis Fournier trong suốt cuộc đời làm cha của mình. Uất hận, than trách cuộc đời, nổi điên lên hay buồn bã… cũng không thể làm khác đi sự hiện diện của hai cậu bé luôn uống thuốc an thần mỗi ngày để yên lặng. Những đứa trẻ mắt nhìn không rõ, tai điếc, chân khoèo, lưng gù, xương yếu. Một đứa chỉ biết nhắc đi nhắc lại một câu hỏi “Ba ơi, mình đi đâu?”. Một đứa suốt ngày nghĩ mình là một động cơ nên cứ kêu “brừm, brừm”… Sống trong thế giới ấy, người cha cần phải làm thế nào?
Ông, Jean-Louis Fournier không giấu giếm những phút quẫn trí mình đã từng nốc rượu rồi phóng xe như điên để mong một tai nạn sẽ ập đến, từng có ý định vứt những đứa con ra ngoài cửa sổ. Ông chưa bao giờ nhận mình là một thiên thần để chịu đựng từng ấy nỗi niềm tan nát. Song người cha ấy không gục ngã. Hay nói đúng hơn hai đứa trẻ tật nguyền thúc giục ông cần phải vượt qua. Đó là cách người cha nhìn vào những thử thách khắc nghiệt bằng một cặp mắt khác. Đó là sự hài hước trong những điều cay đắng. Ông thấy các con mình không phải đi học, không phải nghe giảng, không phải làm bài kiểm tra, không phải chịu phạt. Ông nhìn thấy mình nhờ con được phóng những chiếc xe lớn, tránh được việc nộp phạt, có tiền từ trợ cấp tật nguyền của con, không phải lo lắng về định hướng nghề nghiệp tương lai…
Xem review sách: Ba ơi, mình đi đâu?
Thông tin tác giả:
Jean-Louis Fournier sinh năm 1938 tại Arras trong một gia đình có bố là bác sĩ, mẹ là biên tập viên. Ông là nhà văn trào lộng kiêm đạo diễn phim truyền hình, đã thành danh với các tác phẩm: Grammaire française et impertinente (1992), Il a jamais tué personne mon papa (1999), Les mots des riches, les mots des pauvres (2004), Mon dernier cheveu noir (2006) Chừng ấy cuốn sách ra đời và gặt hái thành công đủ để chứng tỏ tài năng của cây bút trào phúng đen này. Ở tuổi 70, với “Ba ơi mình đi đâu?”, lần đầu tiên Jean-Louis Fournier viết về hai cậu con trai tật nguyền của mình, cũng là để dành tặng chúng. Sức mạnh lan tỏa của câu chuyện có thật vô cùng cảm động này đã giúp tác giả giành giải Fémina 2008 và đứng vững trên bảng xếp hạng best-seller suốt nhiều tuần qua.
Bản đặc biệt tặng kèm sổ tay , mẫu ngẫu nhiên và số lượng có hạn.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …