THÔNG TIN KHOÁ HỌC
1. Mỗi Đứa Trẻ Đều Có Thể Học Các Quy Tắc
PHÒNG CHỜ TẠI PHÒNG KHÁM của tôi chật ních người do đang có dịch cúm. Tôi bớt lo lắng hơn khi quá trình kiểm tra sức khỏe của bé Nina –4 tuổi –không diễn ra quá lâu. Khi tôi huẩn bị chào tạm biệt, mẹ của Nina nói: “Thưa bác sĩ, còn một chuyện nữa. Nina rất căng thẳng. Cháu nó cư xử chẳng ra sao cả. Tôi nên làm gì bây giờ?”Nếu là trước đây, có thể tôi sẽ thầm thở dài và nghĩ rằng: “Đúng lúc thật! Bệnh nhân đang đứng xếp hàng dài ngoài kia chờ khám bệnh. Tôi có nên phí thời gian giải thích cho bà ấy thế nào là “giờ nghỉ” không đây? Mọi người sẽ phải chờ thêm mười phút nữa. Hay là bảo bà ấy đến cơ sở tư vấn về nuôi dạy trẻ? Tôi biết rằng những ông bố bà mẹ ở đó cũng phải đợi cả nửa năm mới có được một cuộc hẹn.”
Tôi thấy thật nhẹ nhõm khi nhận được cuốn sách này.
Giờ tôi có thể tự tin nói rằng: “Hãy thử tìm đọc về vấn đề của quý vị theo các chương trong cuốn sách này. Chắc chắn nó sẽ giúp được quý vị.” Tôi đã đưa ra những lời khuyên thực tiễn từ cuốn sách này và kết quả thường rất khả quan.
TS. Hartmut Morgenroth
Trích đoạn sách hay.
Patrick được 2 tuổi rưỡi. Đó là một cậu bé sáng sủa và có khuôn mặt bầu bĩnh, xinh xắn như một thiên thần. Tuy nhiên, thằng bé lại là “nỗi kinh hoàng” trong lớp học.
CÁC BÀ MẸ cảm thấy lo lắng và nhìn với ánh mắt hết sức cảnh giác về phía đứa con bé bỏng của mình mỗi khi Patrick tiến đến gần. Sau đó, vẫn như mọi lần, thằng bé ra đòn nhanh như chớp và “nạn nhân” khóc ré lên. Nhiều lúc Patrick còn cắn những đứa bé khác mạnh đến nỗi hai tuần sau vết răng vẫn còn nhìn rõ. Thậm chí nó còn giật đồ chơi từ tay những đứa bé khác rồi ném đi hoặc phá hỏng. Cũng có lúc Patrick tỏ ra ngoan ngoãn và chơi đùa với những đứa trẻ khác. Nhưng rồi lại chẳng ai nhận ra nó là đứa bé ngoan nữa.Còn mẹ của patrick thì sao? Với bà, Patrick là một đứa bé tuyệt vời. Bà mẹ hết mực chiều chuộng cậu quý tử. Sau khi có hai bé gái, cuối cùng bà cũng sinh được một bé trai. Bà dồn hết thời gian, tiền bạc và tình thương yêu cho con. Bà chưa từng đánh mắng hay giật đồ chơi từ tay thằng bé rồi phá hỏng cả. Vậy mà thằng bé liên tục làm vậy với những đứa trẻ khác. Tại sao lại như vậy?
“Giáo dục là gương mẫu và tình thương – và chỉ có vậy” – đây là câu nói của Friedrich Froebel –người đặt nền móng cho phong trào giáo dục mầm non vào đầu thế kỷ XIX. Nhưng câu nói này không hề đúng với Patrick và mẹ cậu bé. Mặc dù vậy, đó cũng
là một câu nói mang nhiều ý nghĩa. Theo tôi, tình yêu thương là điều quan trọng
nhất mà chúng ta có thể mang lại cho con cái. Điều quan trọng thứ hai là phải tạo dựng được thật nhiều hình mẫu cho chúng noi theo. Đây là hai điều cốt lõi giúp chúng ta xây dựng được những bài học giáo dục cho con em mình. “Không có tình yêu thương và gương mẫu thì giáo dục là vô nghĩa” –tôi xin được chuyển ý lại câu nói trên. Không có nền tảng này thì không có nhà tư vấn nào có thể giúp được các ông bố bà mẹ hay chính họ cả.
Trên thực tế, có nhiều trẻ rất cần đến tình yêu thương và tấm gương tốt của bố mẹ để phát triển nhân cách hợp lý, có tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương và hạnh phúc. Những đứa trẻ này có khả năng tiếp thu từ rất sớm thông qua nhận thức, chấp nhận các giới hạn mà không chống đối, tự giác thực hiện các nghĩa vụ –nói ngắn gọn:
Chúng giúp bố mẹ đỡ lo lắng hơn. Bản thân tôi có biết rất ít những đứa trẻ lớn lên theo cách này. Đối với hầu hết bọn trẻ –có cả ba đứa con của tôi –phương pháp này có vẻ không phù hợp. Tình yêu thương và hình mẫu là hoàn toàn cần thiết. Nhưng như vậy chưa đủ! Thêm vào đó, phụ huynh cần phải có một loại “công cụ” dự phòng để mang ra dùng khi cần.Chúng ta có thể làm gì để ngăn bọn trẻ làm những điều chúng không nên làm? Mặt khác, làm sao chúng ta có thể khiến chúng làm những thứ mà bản thân chúng không muốn làm – đó là những việc được coi là “rắc rối” mà chúng ta – các bậc cha mẹ – thấy quan trọng và cần thiết? Chúng ta có thể làm gì khi những lời lẽ tốt đẹp đều không đem lại hiệu quả?
2 Mỗi Đứa Trẻ Đều Có Thể Ăn Ngon Miệng
ĐÂY KHÔNG PHẢI SÁCH DẠY NẤU ĂN, MÀ LÀ MỘT CUỐN SÁCH VỀ DINH DƯỠNG. Sẽ không có bất cứ công thức nào được đưa ra trong cuốn sách này, nhưng bạn sẽ tìm thấy tất cả những điều cần thiết giúp trẻ ăn uống đúng cách ngay từ lúc lọt lòng. Những kết quả nghiên cứu và kiến thức mới về dinh dưỡng đều được đưa vào ấn bản này.
Cuốn sách không chỉ đề cập đến việc con bạn ăn gì, mà điều quan trọng không kém chính là việc cha mẹ và con cái sẽ cùng nhau thực hiện việc đó như thế nào. Bạn sẽ hiểu được, tại sao trong rất nhiều gia đình, việc ăn uống lại trở thành áp lực. Điều đó sẽ không xảy ra nếu mỗi thành viên nắm được và duy trì các quy tắc đơn giản: quy tắc ăn uống đúng cách.
Tất cả mọi thứ đều xoay quanh các quy tắc này. Đó không phải là các quy tắc tự nghĩ ra, mà là những quy tắc khoa học. Càng tìm hiểu sâu về chúng, bạn sẽ càng thấy chúng lôgic hơn. Ngoài ra, rất nhiều ví dụ sống động, cũng như các lời khuyên được đề cập, nhằm giúp bạn vận dụng các quy tắc trên phù hợp với độ tuổi của con cái mình.
Cuốn sách cũng đề cập đến vai trò của bố mẹ trong việc ăn uống của con cái được miêu tả rõ ràng như sau:
Món gì? Bạn sẽ vận dụng kiến thức về dinh dưỡng đúng cách của mình để quyết định: Hôm nay nấu những món gì?.
Khi nào? Bạn sẽ xác định thời điểm, số lần cho trẻ ăn những món mà bạn đã chuẩn bị.
Như thế nào? Bạn sẽ quyết định những nguyên tắc ứng xử trên bàn ăn. Những hành vi nào của trẻ bạn cho phép hoặc không cho phép? Bạn yêu cầu trẻ thực hiện những nguyên tắc đó. Ngoài ra, bạn có nhiệm vụ đảm bảo không khí trong bữa ăn luôn dễ chịu, làm gương cho trẻ và cùng thưởng thức bữa ăn với gia đình.
Khi con bạn không thể tự ăn, bạn sẽ giúp đỡ trẻ thực hiện nhiệm vụ của mình. Chú ý chỉ vừa đủ, không quá ít hay quá nhiều. Cứ như vậy, bạn sẽ hoàn thành được “công việc của mình“. Tất cả những gì bạn làm nằm ngoài những điều kể trên là đi ngược lại với nguyên tắc.
Vai trò của trẻ cũng được quy định rõ ràng:
Trẻ cùng ngồi vào bàn ăn với bạn và thấy trên bàn có những gì. Trẻ sẽ tự mình quyết định: Liệu mình có muốn ăn chút gì đó trên bàn hay không?
Trẻ cũng sẽ chọn lựa xem: Mình muốn ăn gì trong những món đã được dọn ra?
Trẻ sẽ tự quyết định: Mình muốn ăn bao nhiêu?
Trẻ sẽ thôi sau khi đã ăn đủ.
Trẻ sẽ tuân thủ theo những quy tắc mà bạn đặt ra.
Điều này sẽ theo trẻ đến tuổi dậy thì. Ngoài ra, đối với những đứa trẻ chưa thể tự ăn: bạn sẽ giúp con mình. Bên cạnh đó, bạn phải nắm rõ được những tín hiệu của con mình khi trẻ muốn lựa chọn, muốn bắt đầu và kết thúc.
Vậy loài người có thể rút ra kinh nghiệm gì cho việc ăn uống của con cái? Việc cho trẻ thoải mái tiếp cận những thực phẩm được chế biến công nghiệp chứa nhiều đường và chất béo sẽ gây ra tình trạng trẻ ăn quá nhiều và thừa cân. Điều này cũng không quá ngạc nhiên. Sự thú vị lại nằm ở câu hỏi: Vậy đối với nguyên tắc ăn uống đúng cách thì những kết quả trên có ý nghĩa gì? Điều này đã được dự đoán từ trước: Chúng hoàn toàn trùng hợp với nhau.
Với một thực đơn vừa đủ và đa dạng, khi trẻ được tự mình quyết định sẽ ăn bao nhiêu thì sẽ không có chuyện trẻ ăn ít hay kém ăn.
Việc cho phép trẻ tự do ăn đồ ngọt và đồ béo sẽ phá hỏng khả năng kiểm soát nội bộ của trẻ về nhu cầu và lượng thức ăn cần thu nạp. Điều đó có thể khiến trẻ ăn quá nhiều hoặc chỉ thiên về một món.
Vì vậy các bạn, các bậc cha mẹ phải quyết định xem sẽ cho trẻ ăn những gì. Liệu rằng bữa ăn mà bạn đã chuẩn bị có đa dạng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng hay không? Hoặc liệu rằng bạn đã giới hạn đồng thời việc ăn uống những đồ chứa nhiều ngọt và chất béo của con mình hay chưa? Chỉ như vậy, con bạn mới có thể lựa chọn đúng đắn cũng như tự mình quyết định xem có muốn ăn hay không và ăn bao nhiêu. Những điều này sẽ khơi dậy khả năng bẩm sinh sẵn có của trẻ về việc định hướng ăn uống theo nhu cầu của bản thân. Khi đó, trẻ sẽ ăn vừa đủ chứ không ăn quá nhiều.
à Trẻ nhỏ có khả năng định hướng ăn uống theo nhu cầu
Trẻ nhỏ có khả năng hấp thụ dinh dưỡng tối ưu hơn so với những trẻ lớn và người trưởng thành. Tại sao lại như vậy? Sữa mẹ luôn là thực đơn lí tưởng đối với trẻ nhỏ. Khi đó, trẻ có thể tự quyết định được lượng sữa mình muốn uống. Đói – uống sữa – no. Quy luật chỉ đơn giản như vậy. Khi đó, người mẹ hoàn toàn không cần biết mức sữa mà con mình cần uống.
Thậm chí, trẻ nhỏ còn khá kén chọn. Chúng chỉ ưu tiên những thứ mà chúng biết, không bị ảnh hưởng bởi quảng cáo hay các chỉ số thân hình lí tưởng. Lượng thức ăn cần thu nạp ở trẻ luôn được điều chỉnh một cách hoàn hảo theo trạng thái đói và no.
3. Mỗi Đứa Trẻ Đều Có Thể Tự Kiểm Soát Bản Thân
TẠI SAO GIÁO DỤC CON TRẺ LẠI VẤT VẢ? Nếu trẻ em là những sinh thể sống yêu hích sự hòa thuận và luôn khao khát được chung sống yên ổn với bố mẹ và anh chị em của mình thì việc giáo dục chúng sẽ trở nên thật dễ dàng. Tuy nhiên thực tế lại không như vậy. Từ khi còn nhỏ, trẻ em đã là những cá thể riêng và biết rõ chúng muốn gì, thậm chí còn biết rõ hơn những gì chúng không muốn. Chúng sẵn sàng cự nự với bố mẹ để được làm theo ý thích của mình. Chúng ta, những bậc phụ huynh, cần phải chịu đựng điều này và không hề đơn giản bởi trên thực tế trẻ em có hệ thần kinh tốt hơn chúng ta.
Cha mẹ cần cho con cái tất cả những gì chúng thật sự cần. Nhưng có nên cho chúng những thứ chúng muốn? Không phải tất cả những gì trẻ em muốn đều tốt cho bản thân chúng. Chúng ta là người lớn. Chúng ta có trách nhiệm phải quyết định:Con cần gì – Con muốn những gì? Tôi phải làm gì khi con không chịu làm những điều lẽ ra chúng phải làm? Hay khi chúng không chịu ngưng tay chân dù tôi đã nhắc nhở chúng? Làm sao để tôi có thể cùng lúc vừa giữ được bình tĩnh nhưng vẫn công bằng? Tôi có thể làm gì để những xung đột hàng ngày không dẫn đến khủng hoảng? Và khi gặp khủng hoảng thì có những giải pháp nào? Những giải pháp nào phù hợp với tôi? Tất cả những câu hỏi này sẽ được trả lời trong cuốn sách với ví dụ cụ thể lấy từ những tình huống khủng hoảng và xung đột hàng ngày mà chúng ta thường gặp với trẻ từ 2 tuổi trở lên.Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực nghiên cứu và vận dụng kiến thức về tâm lí trẻ nhỏ, tôi biết rằng trong giáo dục con trẻ thường nảy sinh rất nhiều vấn đề và điều này khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi. Qua quá trình
tiếp xúc với rất nhiều trẻ em và các bậc cha mẹ, tôi đã học được những điều thật sự hữu ích để giúp cho các bậc phụ huynh có thể giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình trưởng thành của trẻ. Trong những điều chỉ dẫn và mẹo nhỏ của mình, tôi đã cố gắng lưu ý và liên hệ đến những kiến thức khoa học mới nhất. Điều thú vị là tôi đã học hỏi được rất nhiều từ ba đứa con của mình và muốn thực sự cảm ơn các con về điều đó.Tôi mong rằng cuốn sách sẽ đem lại niềm vui cho bạn đọc!
Mục lục.
KHỦNG HOẢNG TRONG KHI DẠY DỖ CON CÁI
HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
Cho trẻ những gì chúng cần chứ không phải những gì chúng muốn – Đó là một nghệ thuật
Con bạn cần gì – muốn gì?
Trẻ cần gì?
Những điều cha mẹ cần
Mô hình “Những chiếc hộp-giáo-dục”
KHẢ NĂNG ĐỐI MẶT VỚI KHỦNG HOẢNG CỦA CON BẠN THẾ NÀO – BẢN THÂN BẠN VỮNG VÀNG TRƯỚC KHỦNG HOẢNG ĐẾN MỨC NÀO?
Bảng câu hỏi tự đánh giá
Bạn đánh giá con mình như thế nào?
Bạn tự đánh giá chính mình như thế nào?
VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG NHƯ THẾ NÀO?
Vượt qua khủng hoảng cùng với những trẻ
có cá tính mạnh mẽ
“Con muốn tự quyết định việc này”
“Bố/ mẹ có nói gì đi nữa, còn lâu con mới làm theo”
“Mình hết chịu nổi rồi”
“Đấm cho một cái bây giờ”
“Nó gây sự trước!”
Vượt qua khủng hoảng cùng với những trẻ
ưa hoạt động, thiếu tập trung
Ưa vận động – thiếu tập trung
“Con không thể ngồi yên!”
“Con không thể tập trung!”
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …