Combo Sách Kỹ Năng: Tư Duy Đạo Đức + Tư Duy Đa Chiều (Tái Bản 2018) – (Cuốn Sách Bồi Dưỡng Kĩ Năng Tư Duy Sáng Tạo / Tặng Kèm Bookmark Greenlife)

338.000 

Combo Sách Kỹ Năng: Tư Duy Đạo Đức + Tư Duy Đa Chiều (Tái Bản 2018) – (Cuốn Sách Bồi Dưỡng Kĩ Năng Tư Duy Sáng Tạo / Tặng Kèm Bookmark Greenlife)
Giáo sư Jonathan Haidt nghiên cứu và giảng dạy tại…

Tìm hiểu thêm
MUA NHANH Mua 1 lần học trọn đời

Thông tin cuốn sách

Nhiều Tác Giả
Sách kỹ năng sống / Sách tư duy - Kỹ năng sống

THÔNG TIN KHOÁ HỌC

Combo Sách Kỹ Năng: Tư Duy Đạo Đức + Tư Duy Đa Chiều (Tái Bản 2018) – (Cuốn Sách Bồi Dưỡng Kĩ Năng Tư Duy Sáng Tạo / Tặng Kèm Bookmark Greenlife)

Giáo sư Jonathan Haidt nghiên cứu và giảng dạy tại Trường Kinh doanh Stern của Đại học New York, Hoa Kỳ. Ông đã phối hợp với nhiều nhà kinh tế và nhà khoa học xã hội để tìm ra cách làm cho các doanh nghiệp, các tổ chức phi lợi nhuận, các thành phố và các hệ thống khác hoạt động hiệu quả và đạo đức hơn bằng cách thiết kế hệ thống đạo đức. Nghiên cứu của Jonathan Haidt trong những năm gần đây tập trung vào các nền tảng đạo đức chính trị và cách vượt qua “cuộc chiến văn hóa” bằng cách sử dụng những khám phá trong tâm lý học đạo đức. Với 25 năm nghiên cứu về tâm lý học đạo đức, Jonathan Haidt đã cho thấy đánh giá đạo đức thật ra không xuất phát từ lý trí mà hoàn toàn từ trực giác. Jonathan Haidt giải thích tại sao phe tự do, phe bảo thủ và phe tự do cá nhân lại có những ý niệm về đúng sai khác nhau và chỉ ra vì sao mỗi bên thật ra đều có những điểm đúng liên quan đến những mối quan tâm cốt lõi của họ. Theo ông, để sống đạo đức, phải hiểu cách thức hình thành tư duy; phải tìm cách để vượt qua sự tự mãn tự nhiên của bản thân; phải tôn trọng và thậm chí học hỏi từ những người có đạo đức khác với chính chúng ta. Những nghiên cứu của Jonathan Haidt đã tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành tâm lý học đạo đức.
Cuốn sách Tư duy đạo đức – Vì sao những người tốt bị chia rẽ bởi chính trị và tôn giáo (Sách tham khảo) được xuất bản nhằm cung cấp cho bạn đọc có thêm tài liệu nghiên cứu về cuộc cách mạng trong ngành tâm lý học đạo đức.
Cuốn sách được chia làm ba phần, bạn có thể coi như là ba cuốn sách khác nhau – chỉ có điều mỗi phần sẽ dựa vào những gì đã thảo luận trong phần trước đó. Mỗi phần đưa ra một nguyên tắc quan trọng của tâm lý học đạo đức.

Phần I nói về nguyên tắc đầu tiên: trực giác đến trước, lý lẽ đến sau. Những trực giác về đạo đức xuất hiện một cách tự động và gần như ngay lập tức, rất lâu trước khi quá trình suy luận logic bắt đầu diễn ra và những trực giác đầu tiên đó thường quyết định kết luận của chúng ta sau này. Nếu bạn cho rằng, chúng ta lập luận về đạo đức để tìm ra chân lý, bạn sẽ luôn bực mình bởi sự ngu ngốc, thành kiến và phi logic của người khác khi họ bất đồng với bạn. Nhưng nếu bạn nghĩ lập luận về đạo đức là một kỹ năng mà con người có được từ quá trình tiến hoá để lập nên các giao thức xã hội – để biện minh cho hành vi của mình và để bảo vệ đội, nhóm của mình – thì mọi thứ sẽ trở nên dễ hiểu hơn nhiều. Hãy nhớ đến trực giác và đừng cho rằng lập luận về đạo đức của một người thể hiện tính logic của họ. Thường những lập luận này được dựng nên để phù hợp với quyết định của trực giác, để phục vụ cho một hoặc nhiều mục đích phía sau.

Phần II nói về nguyên tắc thứ hai của tâm lý học đạo đức, đó là đạo đức không chỉ có thiệt hại và công bằng. Hình ảnh ẩn dụ của Phần II là bộ óc chính nghĩa giống như một cái lưỡi với sáu thụ cảm vị giác.
Tư tưởng đạo đức thế tục phương Tây giống như những phong cách ẩm thực tập trung vào một hoặc hai trong số các vị giác này – mối quan tâm về thiệt hại và sự đau khổ, hoặc mối quan tâm về công bằng và công lý. Nhưng con người có rất nhiều mối quan tâm mạnh mẽ khác liên quan đến đạo đức, chẳng hạn như sự tự do, lòng trung thành, quyền lực và thánh thần. Tôi sẽ giải thích sáu thụ cảm này đến từ đâu, vì sao chúng tạo nên nền tảng của nhiều “phong cách ẩm thực” đạo đức trên thế giới và tại sao chính trị gia cánh hữu mặc định là có sẵn lợi thế khi cần nấu những “món ăn” mà cử tri mong muốn.

Phần III nói về nguyên tắc thứ ba: Đạo đức kết nối con người lại với nhau nhưng cũng làm cho chúng ta mù quáng. Hình ảnh ẩn dụ cho bốn chương của phần này là con người có 90% từ loài vượn và 10% từ loài ong. Những bản năng của con người được đúc kết và chọn lọc qua quá trình tiến hoá ở hai lớp khác nhau. Cá nhân cạnh tranh với cá nhân trong cùng một nhóm và chúng ta là con cháu của những cha ông tiền sử đã chiến thắng trong những cuộc cạnh tranh ấy. Đây là phía tối của bản chất con người, phần thường được nhắc đến trong các sách về tiến hoá của loài ngườ Nhưng bản chất con người cũng được hình thành thông qua việc cạnh tranh giữa các nhóm với nhau. Như Darwin đã nói từ xưa, những nhóm đoàn kết và hợp tác tốt thường đánh bại những nhóm gồm toàn cá nhân ích kỷ chỉ nghĩ đến lợi ích bản thân.

Tư Duy Đa Chiều là một trong nhiều cuốn sách về kỹ năng tư duy sáng tạo của Edward de Bono. Cuốn sách tập trung vào hai câu hỏi chính:

1.TẠI SAO cần coi tư duy đa chiều như một kĩ năng không thể thiếu?

Theo đó, tác giả đưa ra sự đối sánh giữa tư duy đa chiều và tư duy chiều dọc thông thường trên các phương diện như tính chất, đặc trưng, cách vận hành của từng loại tư duy, mục đích,

Qua đó, de Bono đi đến khẳng định rằng:

+ “Tư duy đa chiều không thay thế cho tư duy hàng dọc. Cả hai đều cần thiết và bổ sung cho nhau.”

+ “Tư duy da chiều nâng cao hiệu quả của tư duy hàng dọc. Tư duy hàng dọc phát triển những ý tưởng được tạo ra bởi tư duy đa chiều.”

Để có thể sử dụng, người đọc phải có cái nhìn tường tận về tư duy đa chiều. Vì thế, Bono đã chỉ ra bản chất cơ bản và vai trò của tư duy đa chiều. Một số điểm nổi bật của tư duy đa chiều:

+ Tư duy đa chiều liên quan đến việc phát triển những ý tưởng mới.

+ Giải phóng khỏi các ý tưởng cũ và kích thích các ý tưởng mới là hai mặt song song của tư duy đa chiều.

2.Thực hành tư duy đa chiều NHƯ THẾ NÀO để sáng tạo và tái cấu trúc cách nhìn sự vật?

Edward de Bono đã dành từng chương để nói về từng kỹ thuật thực hành tư duy đa chiều. Các kỹ thuật cơ bản như: tạo ra những lựa chọn thay thế; thách thức các giả định; trì hoãn đánh giá; thiết kế; tái cấu trúc mô hình sử dụng các kỹ thuật như phân tách, đảo ngược,; suy luận loại suy; lựa chọn điểm thâm nhập và vùng chú ý; kích thích ngẫu nhiên; PO;

Không chỉ miêu tả rõ ràng các kỹ thuật, Edward de Bono còn chỉ ra cách để tổ chức một lớp học thực hành tư duy đa chiều. Ông kì công đưa ra những tư liệu phục vụ cho việc thực hành, các hình thức tổ chức buổi học để giáo viên tham khảo.

Tuy tư duy đa chiều mới mẻ và trừu tượng với nhiều người, nhưng thông qua hệ thống ví dụ sử dụng hình ảnh trực quan, tư liệu ngôn ngữ gần gũi cùng những bài tập cuốn hút, de Bono đang dần khiến tư duy đa chiều trở thành một công cụ gần gũi với chúng ta ngày nay.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …

Mua sản phẩm này

Combo Sách Kỹ Năng: Tư Duy Đạo Đức + Tư Duy Đa Chiều (Tái Bản 2018) – (Cuốn Sách Bồi Dưỡng Kĩ Năng Tư Duy Sáng Tạo / Tặng Kèm Bookmark Greenlife)

Tìm hiểu thêm

Có thể bạn quan tâm

  • Học trực tuyến
    mọi lúc, mọi nơi

  • Hoàn Tiền
    nếu không hài lòng

  • Giao miễn phí
    khóa học tới tận nhà

  • Thanh toán 1 lần
    học mãi mãi

  • TỔNG ĐÀI CSKH 8:00 - 22:00
    097 35 964 35