THÔNG TIN KHOÁ HỌC
Báo Cáo Tài Chính
Nếu ấn bản đầu tiên của cuốn sách này dành cho một doanh nhân, nó sẽ là một thành công lớn. Hiện tại với hơn 100.000 ấn bản của Báo cáo tài chính: Hướng dẫn từng bước hiểu và lập Báo cáo tài chính đang trong giai đoạn xem xét chuẩn bị uất bản và đang giúp đỡ các nhà quản lí không chuyên cùng các sinh viên ngành kế toán – tài chính đối phó với “các con số của doanh nghiệp”.
Với ấn bản mới sửa đổi lần hai này, chúng tôi đã mở rộng quyển sách thành năm phần từ ba phần theo như nguyên bản. Nhiều độc giả của phiên bản đầu tiên muốn hiểu rõ hơn việc ra quyết định đầu tư vốn, và đó là trọng tâm trong hai phần mới của chúng tôi.
Nguồn vốn thường là nguồn lực khan hiếm của công ty, và việc sử dụng nguồn vốn một cách khôn ngoan thật sự cần thiết để dẫn đến thành công. Yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự định hình của công ty trong tương lai là việc đầu tư vốn ở thời điểm hiện tại. Vì vậy, trong ấn bản mới này, chúng tôi sẽ sử dụng các kĩ thuật phân tích tài chính như giá trị hiện tại thuần (NPV) và tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) như là công cụ ra quyết định đầu tư vốn. Lời nói đầu cho ấn bản đầu tiên:
Chúng tôi cần phải thuê một kế toán để lưu trữ các sổ sách tại một quỹ đầu tư mạo hiểm, một startup công nghệ cao mà tôi là người sáng lập kiêm giám đốc điều hành (CEO). Tôi phỏng vấn một cô gái trẻ – chỉ vừa mới tốt nghiệp – cho công việc này và hỏi cô ấy tại sao lại muốn trở thành một kế toán viên. Câu trả lời của cô ấy 16 Báo cáo tài chính thật sự là một bất ngờ cho tất cả chúng ta: “Bởi vì kế toán là sự cân đối, hợp lý, đẹp đẽ và luôn luôn đi đến kết quả đúng” cô nói. Chúng tôi đã thuê cô ấy ngay lập tức, với suy nghĩ rằng sẽ khá thú vị khi có một người lưu giữ sổ sách thi vị như vậy. Quả thực cô ấy đã làm việc rất tốt.
Tôi hy vọng qua cuốn sách này bạn sẽ rút ra được vài điều về cái mà cô kế toán trẻ của tôi nhìn nhận. Hiểu biết về kế toán và báo cáo tài chính có thể rất dễ. Vâng, tất cả đều sẽ có lời giải sau khi bạn đọc đến trang cuối của cuốn sách. Nhưng có lẽ chúng ta hãy cùng thảo luận về lý do thực sự bạn đã mua và đang đọc cuốn sách này. Tôi dám cá rằng đó chính là khả năng mà quyển sách này có. Bạn muốn có được khả năng mà bạn nhận ra rằng nó có liên quan tới việc hiểu biết cách mà các con số lưu chuyển trong kinh doanh. Dù làm mang tính thi vị hay quyền lực, các công cụ báo cáo tài chính và kế toán này không khó để tìm hiểu như khoa học tên lửa.
Bạn đã được tất cả các phép tính toán học để có thể trở thành một kế toán viên cấp cao vào cuối năm học lớp bốn – phần lớn là phép cộng và trừ, và một vài phép nhân cùng phép chia để làm cho kế toán trở nên sống động hơn. Mặt khác, từ vựng chuyên ngành có thể gây nhầm lẫn. Bạn sẽ cần phải tìm hiểu các định nghĩa kế toán như doanh thu, thu nhập, chi phí và chi tiêu. Bạn cũng sẽ cần phải hiểu cấu trúc và thừa nhận mục đích của ba báo cáo chính để mô tả tình trạng tài chính của doanh nghiệp.
Đây là một gợi ý: Quan sát những nơi mà dòng tiền, hàng hóa và Báo cáo tài chính dịch vụ chảy qua. Sau đó ghi lại những chuyển động của chúng, đây là tất cả những gì báo cáo tài chính làm. Thật sự là như vậy, không phức tạp hơn thế. Bạn sẽ đặt câu hỏi: “Nhưng nếu như vậy thì tại sao tất cả công việc này lại nhàm chán đến vậy?” Vâng, chỉ nhàm chán nếu bạn không hiểu về nó. Các nhiệm vụ của kế toán lặp đi lặp lại hằng ngày là nhàm chán. Tuy nhiên, làm thế nào để có một cấu trúc vốn tối ưu và có thể chuyển đổi thành tiền mặt từ các hoạt động của doanh nghiệp thì lại không hề nhàm chán tí nào. Đó là bản chất của kinh doanh và sự giàu có. Hoàn toàn không hề nhàm chán.
Fintech 4.0
Những điển hình thành công trong cuộc cách mạng công nghệ tài chính
Thế giới đang đứng trước một cơ hội lớn có thể gọi là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đây không chỉ đơn thuần là sự đổi mới về mặt kỹ thuật, mà là sự thay đổi lớn về công nghệ ở mức độ có thể tạo ra một cuộc cách mạng thay đổi cơ bản cấu trúc của xã hội hiện tại. Một trong những đại diện của nó là cuộc cách mạng trong nền công nghiệp Tài chính – FinTech. Có thể coi những công ty FinTech đang đảm nhận vai trò này là những “công ty công nghệ chuyên xử lý dữ liệu lớn liên quan đến tiền.”
Hơi vòng vo một chút, tại Diễn đàn Davos năm 2016 đã diễn ra một cuộc thảo luận khá thú vị. Đó là trả lời câu hỏi “Bạn nghĩ rằng thế giới hiện đang chiến tranh hay hòa bình?” Câu hỏi mới nghe tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất khó trả lời. Theo khái niệm trước đây, chiến tranh được định nghĩa là khi “có sự di chuyển của hệ thống quân đội”. Nhưng ngày nay với công nghệ mới phát triển, không cần phải di chuyển hệ thống quân đội cũng có thể tấn công đối thủ. Đó là chiến tranh dưới hình thức khủng bố và tấn công mạng.
Trên thực tế, những vấn đề tương tự đang xảy ra ở mọi khía cạnh của nền kinh tế. Nói một cách khái quát, trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này, các hệ thống và cơ sở hạ tầng xã hội khác nhau mà chúng ta xây dựng từ trước đến nay có thể sẽ trở nên không còn cần thiết nữa.
“Fintech 4.0 – những điển hình thành công trong cuộc cách mạng công nghệ tài chính” cuốn sách này được tác giả Kitao Yoshitaka viết với mục đích không giống như sách nhập môn thường thấy của các học giả hay chuyên gia tài chính, mà tác giả muốn nó hướng tới những nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang ngày đêm chiến đấu để tạo ra cuộc cách mạng FinTech (“financial technology”, có nghĩa là “công nghệ trong tài chính).
Ông coi họ là những chiến binh của cuộc cách mạng này. Mỗi chiến binh (nhà lãnh đạo doanh nghiệp) đó có ước mơ (mục tiêu) gì, họ hiện thực hóa chúng bằng phương pháp và phương tiện (kỹ thuật) nào, tác giả sẽ viết về những điều đó chân thực như nó vốn có. Và mặc dù là người biên soạn, Kitao Yoshitaka hoàn toàn không yêu sách hay nhũn nhặn với bất cứ ai trong số họ.
Minh chứng đầu tiên đã được công bố vào ngày 2 tháng 3 năm 2017, và nó nhanh chóng trở thành tin tức hàng đầu của báo chí trong và ngoài nước ngay hôm sau, về một thử nghiệm thành công tại một tập đoàn tài chính. 47 ngân hàng, tương đương với một phần ba số ngân hàng ở Nhật Bản, đã tham gia sự kiện này. Một tập đoàn tài chính, vốn kiêm hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tiền tệ hối đoái cả trong và ngoài nước, đã sử dụng thành công công nghệ phức tạp blockchain để tạo ra nền tảng thanh toán RC Cloud. Nền tảng này ứng dụng vào công nghệ đám mây (cloud), một hệ thống thanh toán thế hệ mới, lần đầu được tạo ra bởi một đối tác liên doanh của Tập đoàn SBI chúng tôi – Công ty Ripple của Mỹ. Với nền tảng mới này, việc chuyển tiền sẽ gần như được thực hiện ngay lập tức, với mức phí chỉ bằng một phần mười so với trước đây.
Các công ty tài chính cần nhận thức được rằng, xét về độ ảnh hưởng, cuộc cách mạng FinTech lần này có sức lan tỏa gấp nhiều lần so với cuộc cách mạng Internet trước đó. Bởi các khách hàng của chúng ta chắc chắn sẽ không bận tâm đến việc phải trung thành với những công ty tài chính truyền thống, họ sẽ nhanh chóng nắm bắt những cơ hội mới để thu được nhiều lợi ích cho bản thân. Nếu các công ty tài chính không thay đổi kịp thời thì khách hàng sẽ bỏ đi, trật tự hiện tại sẽ bị phá vỡ chỉ trong thời gian ngắn. Và đây sẽ là cuộc cách mạng diễn ra đồng thời trên phạm vi toàn thế giới.
Tác giả và 17 doanh nhân cùng viết cuốn sách này vẫn đang nỗ lực khám phá, tìm hiểu với niềm tin mang lại những kết quả giúp ích cho xã hội thông qua việc hiện thực hóa cuộc cách mạng đó.
Kitao Yoshitaka sinh ra tại tỉnh Hyogo, Nhật Bản. Năm 1974, ông tốt nghiệp khoa Kinh tế tại Đại học danh tiếng Keio. Cùng năm đó, ông gia nhập công ty chứng khoán Nomura. Năm 1978, Kitao Yoshitaka tốt nghiệp khoa Kinh tế trường đại học Cambrige, Anh Quốc. Năm 1989, ông trở thành Giám đốc điều hành công ty Wasserstein Perella International (London). Năm 1991, ông đảm nhiệm vị trí Giám đốc Công nghệ thông tin công ty Nomura. Năm 1992, ông trở thành Trưởng phòng kinh doanh công ty chứng khoán Nomura. Năm 1995, Kitao Yoshitaka quyết định gia nhập công ty sau khi nhận được lời mời của ngài Masayoshi Son – CEO Softbank. Hiện tại, Kitao Yoshitaka là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của SBI Holdings, Inc. Ngoài ra, ông cũng là Người đứng đầu Quỹ hỗ trợ trẻ em SBI và Hiệu trưởng trường Cao học SBI.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …