Combo Sách Tư Duy – Kỹ Năng Sống: Học Làm Người – Thuật Gây Ảnh Hưởng Hay Là Truyền Bá Tư Tưởng + Học Làm Người – Nên Thân Với Đời

185.000 

Học Làm Người – Thuật Gây Ảnh Hưởng Hay Là Truyền Bá Tư Tưởng
Cuốn sách gồm 2 phần:

Đặt vấn đề truyền bá tư tưởng, tuyên truyền.
Truyền bá tư tưởng hay là tuyên truyền như thế nào?

Mỗi phần tác…

Tìm hiểu thêm
MUA NHANH Mua 1 lần học trọn đời

Thông tin cuốn sách

Hoàng Xuân Việt
Bìa mềm
Sách kỹ năng sống / Sách tư duy - Kỹ năng sống

THÔNG TIN KHOÁ HỌC

Học Làm Người – Thuật Gây Ảnh Hưởng Hay Là Truyền Bá Tư Tưởng

Cuốn sách gồm 2 phần:

  • Đặt vấn đề truyền bá tư tưởng, tuyên truyền.
  • Truyền bá tư tưởng hay là tuyên truyền như thế nào?

Mỗi phần tác giả lý giải vai trò, nguyên nhân tại sao và cách làm như thế nào để có thể truyền bá được cái mình muốn truyền đạt một cách hiệu quả. Cuốn sách này gửi đến bạn những nghiên cứu tâm lý cùng kỹ thuật tuyên truyền để giúp giải đáp các hỏi trên.

Cuốn sách nằm trong Tủ sách Học làm người của học giả Hoàng Xuân Việt. Ông từng đảm nhiệm vị trí hiệu trưởng của Trường Nhân Xã Học Làm người (1966-1975), Trường Hán Nôm Học Làm Người Nguyễn Trãi (1993-2001), và là tác giả của hơn 300 đầu sách trong nhiều lĩnh vực, nổi bật là sách học làm người.

Trích dẫn:

– Trước hết xin bạn hãy là tín đồ của thần chân lý. Phải phục vụ chân lý thì cuộc đời mới thực có chân giá trị. Tuyên truyền dù tinh xảo đến đâu mà bạn phổ biến tà thuyết thì công lao của bạn rút cục là bia cho đời nguyền rủa. Nói chân lý là nói những lý ít ra không bị lung lay dưới sự kiểm soát của triết học và khoa học. Không có gì khốn đốn cho một đời người bằng hy sinh phục vụ trọn kiếp cho một tà thuyết. Cũng có gì đáng nguyền rủa bằng dùng tà thuyết mà mê hoặc hạng ngu dốt, xô đẩy thế hệ này qua thế hệ kia vào vòng mê hoặc. Đời này đã lỗ đời sau không có gì bảo đảm vốn lời.

– Con đường của những danh nhân đi là con đường chân lý hay ít ra họ cho là chân lý. Các ý tưởng của họ được nối kết lại thành hệ thống mà người ta gọi là ý thức hệ. Con đường của họ chắc cũng là con đường bạn nhắm vì có thể bạn không nuôi cao vọng làm vĩ nhân nhưng bạn vẫn ước mong truyền bá những tư tưởng của mình. Ai trong chúng ta mà từ lúc trên ghế trung đại học không có lúc ngồi nghĩ khi ra trường sẽ hoạt động văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị hay cứu nhân độ thế cách nào đó. Mộng đó là một trong muôn ngàn mộng đẹp của tuổi xuân. Còn nói cho khi ra trường mà ta gặp ngay một cơ hội nào đó để hoạt động. Nói hoạt động là nói truyền bá ý tưởng bằng ngôn từ, cử chỉ, hành vi.

– Cuộc đời của bạn sẽ là một cuộc đời có thực giá nếu bạn theo một chính thuyết, phục vụ một chân giáo, trọn đời theo đuổi khoa học, phụng sự nhân loại. Vũ trụ và con người cho đến bây giờ còn là cái rừng u minh. Các chân lý chưa được khám phá bao nhiêu. Bạn hãy tiếp tay với các danh nhân tiền bối vào công việc khai trí, khai tâm nhân loại. Đời còn thiếu những thế hệ trẻ giàu nhiệt huyết phục vụ lý tưởng ấy. Khi nắm được chân lý, bạn đừng để chân lý khô khan. Nếu vàng người ta làm thành dây tay, kính, lắc để hấp dẫn sự trang sức thì chân lý cũng cần được chuyển thành những ý lực trong một hệ thống.

 

Tủ Sách Học Làm Người – Nên Thân Với Đời

Cuốn sách viết về những kiến thức thực tiễn của cuộc sống mà chúng ta cần học ngoài những kiến thức nhận được trên ghế nhà trường, để hoàn thiện bản thân trở thành người thành đạt. Học giả Hoàng Xuân Việt chỉ ra cho bạn đọc những việc phá hoại tâm lực là gì? Rèn nghị lực ra sao? Luyện trí tưởng tượng thế nào thì tốt? Những phiền muộn nào khiến bạn rủn chí rồi dễ dàng đầu hàng sầu thảm? Được chia thành 2 phần: Nên thân và Yên tâm, cuốn sách nhỏ này sẽ vô cùng hữu ích cho người đọc trên hành trình hoàn thiện bản thân.

Nên thân với đời nằm trong Tủ sách Học làm người của học giả Hoàng Xuân Việt, với những bài học vô cùng thiết thực, dù đã trải qua một thế kỷ nhưng vẫn còn vẹn nguyên giá trị cho người trẻ thời nay.

Trích dẫn:

– Người yên tâm là người hạnh phúc. Phải không bạn? Giữa thời đại mà trên nhiều lĩnh vực dễ rối lương tâm mà bạn lập trong lương tâm mình thế quân bình, tống khứ các ưu tư cho niềm vui tự đáy lòng nở qua nụ cười, nét mặt rồi nhìn cuộc sống như mùa hoa nở. Ai mà không cho là vạn hạnh. Mình có yên tâm đi đã, tư tưởng mới thâm trầm, lời nói mới cương quyết, hành động mới đắc lực và sống như vậy mới thật sự hữu ích cho mình và cho xã hội.

– Trong phút tĩnh tâm nào đó, bạn dựng lại toàn bộ lịch sử của đời tư bạn. Coi trong các tháng năm qua đại khái bạn đã làm gì, thành bại ra sao, tại sao? Bạn coi vốn học của mình tới đâu? Nghề nghiệp thế nào? Giao tế đắc nhân tâm hay thường gây thù chuốc oán? Làm việc có nghị lực không? Bi quan hay lạc quan với cuộc sống hiện tại? Hành động suy nghĩ hay nông nổi? Can đảm hay nhát gan? Ký ức thế nào? Tưởng tượng phong phú không?

Sau khi đã xét lại con người của mình, bạn tự hỏi coi bây giờ bạn có định cải thiện hoàn cảnh của mình không. Đức tính nào bạn muốn phát triển. Mẫu người bạn nhắm đào luyện ra sao? Bạn tin mình sẽ thành công bằng những luật thành công hay phó mặc may rủi. Nhiều khi ta mắc tật lo dòm ngó “cái tôi” của kẻ khác, thèm thuồng giá trị của người này, người nọ mà quên nhận diện “cái tôi” của mình, và đánh giá sai cái khả năng của chính mình. Phải thành thực với mình và sáng suốt nhận thức nguyên nhân của các thất bại. Tự vấn tại sao trong lãnh vực nào đó ta bị kẻ khác hại, ta lỡ dịp may, ta nói kẻ khác không nghe, ta làm hỏng trách vụ người trên giao phó.

– Một lời nói chua cay của kẻ khác làm ta muốn nhảy chồm lên. Một hung tín làm ta tối tăm mày mặt. Một đồ vật hay món hàng nào đó làm ta say mê. Một người ta thích, ta yêu và luôn muốn gặp, muốn gần gũi. Trong các trường hợp này cảm xúc tính nổi sóng gió trong ta. Tình dục bao vây lý trí, kình chống với ý chí. Tinh thần mà non tay ấn là ta hành động nô lệ thú tính. Hầu hết những hối hận của ta về tình cảm, về xử thế là do ta thiếu tự chủ. Ta bị đứa thất phu chọc tức, ta nhào tới “mắt thế mắt, răng thế răng”. Được một tin buồn ta luýnh quýnh, mất ăn mất ngủ. Khi lòng ham muốn hay thiện cảm hoặc tình yêu phát lên cuồng bạo, ta lý luận chủ quan, cho mình cái gì cũng phải, hành động bất cần hậu quả ra sao. Lúc cảm xúc lắng xuống, ta mới giật mình thấy tại sao khi mất quân bình, nội tâm nông nổi đến thế. Muốn tiết kiệm tâm lực, trong các trường hợp náo động đó, phải thinh lặng. Bạn không nói gì hết, không viết gì hết, không hành động gì hết khi nội tâm nổi phong ba. Lúc thinh lặng bạn tự kỷ ám thị bằng những câu: “Tôi tự chủ. Tôi bình tĩnh. Tôi suy nghĩ trước khi hành động”. Đếm từ 1 đến 100 rồi hễ nói khi cảm xúc ồ ạt. Làm ngược lại ý mình khi cảm xúc nổi lên. Nhìn việc gì trên đời cũng bằng cặp mắt khách quan, lạnh lạt. Đừng quan trọng hóa việc cỏn con. Cứ hành động, nói năng ra vẻ như mình vốn là người tự chủ.

Mời các bạn đón đọc!

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …

Mua sản phẩm này

Combo Sách Tư Duy – Kỹ Năng Sống: Học Làm Người – Thuật Gây Ảnh Hưởng Hay Là Truyền Bá Tư Tưởng + Học Làm Người – Nên Thân Với Đời

Tìm hiểu thêm

Có thể bạn quan tâm

  • Học trực tuyến
    mọi lúc, mọi nơi

  • Hoàn Tiền
    nếu không hài lòng

  • Giao miễn phí
    khóa học tới tận nhà

  • Thanh toán 1 lần
    học mãi mãi

  • TỔNG ĐÀI CSKH 8:00 - 22:00
    097 35 964 35