THÔNG TIN KHOÁ HỌC
Đa số bạn trẻ được dạy cách kiếm tiền ở nhà trường, nhưng không được dạy cách sống và đối phó với muôn hình vạn trạng tình huống ở đời.
Biết cách quản lý cảm xúc, định hướng phát triển bản thân, sống có lý tưởng là điều chúng ta hẳn đều mong muốn. Bạn sẽ được hướng dẫn kỹ hơn về điều đó trong hai quyển sách này, nhìn rõ hơn con đường tương lai, quan trọng là hiểu rõ bản thân để quản lý cuộc sống và phát triển sự nghiệp một cách chắn chắn.
Để tuổi thanh xuân không trôi qua trong hoang mang: ta là ai? Ta đang nghịch gì với đời mình?
Sẽ Không Sao Mặc Đời Lao Nhao
Sẽ Không Sao Mặc Đời Lao Nhao là quyển cẩm nang giải đáp những vấn đề về sự nghiệp, về con đường phát triển bản thân, về tình yêu và gia đình… của tác giả Trần Trinh Tường dành cho các bạn trẻ – những người đã gửi đến cho vị thầy giáo trẻ tâm tư của họ, gói ghém vào đó những băn khoăn, trăn trở của một người trẻ khi đối mặt với thực tế cuộc sống vốn dĩ đã bắt đầu không còn êm ái, nhẹ nhàng như khi còn ở trong vòng tay cha mẹ.
Tất cả những câu hỏi đó đều là tâm trạng tác giả đã từng trải qua, những khủng hoảng thời tuổi trẻ mà anh đã từng gặp phải. Viết, đối với Trần Trinh Tường, đơn giản chỉ là đem những trải nghiệm của một người đi trước để chia sẻ cùng độc giả. Cuốn sách này tập hợp những câu hỏi phổ biến nhất, điển hình nhất – những trăn trở của tuổi thanh xuân mà tác giả đã nhận được từ các bạn học viên của mình.
Bạn Đang Nghịch Gì Với Đời Mình
Cách thức bạn và tôi liên hệ với bộ não, với mọi người, với tiền bạc, công việc, tình dục, v.v… tất cả những mối quan hệ gần gũi này đều góp phần hình thành nên xã hội. Mối tương quan giữa chúng ta với chính mình, cũng như với hàng tỷ người khác tạo nên thế giới. Sự tập hợp những thiên kiến, nỗi cô đơn, những khát vọng tham lam, những cơn đói khát về thể xác hay về tinh thần, những nỗi giận và niềm đau trong mỗi chúng ta, tất cả cùng tạo dựng nên thế giới.
Thế giới không cách biệt với chúng ta, thế giới chính là chúng ta. Nếu từng người trong chúng ta thay đổi thì cùng nhau, chúng ta thay đổi thế giới. Dù cho chỉ một người trong chúng ta thay đổi cũng đủ tạo nên gợn sóng lăn tăn, điều tốt đẹp vốn rất dễ lan truyền.
Ở trường học, chúng ta được dạy rằng phải vâng lời cha mẹ và thầy cô, nghe thoáng qua điều này có vẻ hợp lý. Song, hàng ngàn thế hệ vẫn chưa hề học được, trên phương diện tâm lý, cách để chấm dứt đau khổ cho chính mình và ngừng gây đau khổ cho người khác. Quá trình phát triển tâm lý đã không bắt kịp quá trình tiến hóa sinh học hay phát triển khoa học. Ở trường, chúng ta đều học được cách kiếm sống; còn để lĩnh hội nghệ thuật sống thì chúng ta phải tự mình tìm hiểu lấy.
Cuộc sống làm tổn thương tất cả chúng ta với sự cô đơn, bối rối, cảm giác thất bại, tuyệt vọng. Cuộc sống vùi dập chúng ta trong tình trạng nghèo đói, bệnh tật cảm xúc, bạo lực bủa vây từ trong nhà ra ngoài ngõ. Chúng ta được dạy dỗ nhiều điều, song rất ít trong số chúng có thể giúp được khi ta bị tổn thương, choáng ngợp trước cuộc sống. Một điều quan trọng mà chúng ta không được dạy, đó là không phải cuộc sống mà chính những phản ứng của ta trước những gì xảy ra mới là nguyên nhân dẫn đến đau khổ. Chính nỗi sợ bắt nguồn từ việc tự phòng vệ của ta đã khiến ta khổ sở. Bảo vệ cơ thể là phản xạ tự nhiên, nhưng liệu còn tự nhiên không khi ta bảo vệ cho cái tôi của mình, bảo vệ cho cái nguồn cơn gieo rắc rối, nỗi đau tâm lý mà chúng ta phải gánh chịu?
Nếu bạn tìm cách trốn thoát khỏi nỗi đau tinh thần và sự rối loạn một cách hời hợt bằng việc sa đà vào ma túy và các thú tiêu khiển, tình dục, hoặc tìm cách khiến mình trở nên bận rộn, thì vấn đề vẫn còn nguyên, thêm vào đó là tình trạng kiệt sức và sự nghiện ngập. Hãy chú tâm đến những phương cách của cái tôi, và nhận thức rằng nỗi sợ hãi, ham muốn, hay cơn giận đều rất tự nhiên; bạn không nhất thiết phải thể hiện chúng ra ngoài hay phải có bằng được mọi thứ bạn muốn. Sự thấu thị này sẽ hóa giải nỗi thống khổ tinh thần, đồng thời tránh làm nó trở nên trầm trọng hơn.
Chúng ta cần phải hiểu về bản ngã, nguồn cơn sinh ra những vấn đề của chúng ta; không phải theo kiểu chỉ biết mỗi mình, mà là để chú tâm vào những ý nghĩ, những cảm xúc và những hành vi của bản ngã, cùng với các khía cạnh sinh lý, cá nhân, giới tính và văn hóa của nó: đây chính là thiền định.
Những mẩu hội thoại và những bài viết này được thực hiện bởi một người đàn ông sống theo cách của những người ngoài cuộc vĩ đại trong xã hội: kẻ nổi loạn, nhà thơ và nhà giáo lãng du, triết gia tôn giáo, người bài trừ thần tượng, nhà khoa học và nhà tâm lý học đột phá. Krishnamurti đã dành ra hơn 65 năm để diễn thuyết về tự do tâm lý cho bất kỳ ai muốn lắng nghe thông điệp của ông. Ông đã sáng lập các trường học dành cho trẻ em và thanh thiếu niên, nơi mà thiếu nhi và giới trẻ có thể học hỏi về mọi chủ đề, môn học thường thức cũng như về chính bản thân họ. Trong các bài giảng trên lớp và trong tất cả các bài nói chuyện, bài viết của mình, ông chỉ ra rằng không phải những cuộc đấu tranh nội tâm cũng như cuộc chiến bên ngoài sẽ giải phóng chúng ta, mà chính sự thật về bản thân chúng ta sẽ làm điều đó.
Không tồn tại bất cứ lộ trình, uy quyền hay bậc thầy nào đưa đường dẫn lối: Bạn có khả năng nội tại để khám phá xem mình là ai, đang làm chi với đời mình và nhìn nhận các mối quan hệ, cùng công việc của bạn. Bạn phải thử trải nghiệm những điều được đề cập trong quyển sách này. Sự thật do một người khác chỉ ra cũng không khác gì một ý kiến, cho đến khi bạn tự mình trải nghiệm. Bạn phải soi rọi mình thật rõ ràng, hoặc bạn sẽ mắc kẹt với một đám bụi mịt mù của ngôn từ mà không thực sự nhận biết gì về cuộc sống.
Chúng ta thường được dạy nên nghĩ gì, chứ không được dạy về cách tư duy. Chúng ta học cách trốn khỏi nỗi cô đơn và sự đau khổ, thay vì tìm cách chấm dứt nó.
Nội dung của quyển sách này được tuyển chọn và hệ thống lại từ những quyển sách khác, bên cạnh đó là các bài báo và đoạn băng ghi âm những cuộc đối thoại, bài diễn thuyết trước công chúng của Krishnamurti. Giờ bạn hãy đọc sách và trải nghiệm, cũng như tự mình quan sát xem điều gì sẽ xảy đến với chúng ta.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …