THÔNG TIN KHOÁ HỌC
Combo Xây Dựng Thương Hiệu Tinh Gọn + Lời Tự Thú Của Một Bậc Thầy Quảng Cáo (Bộ 2 Cuốn)
Khi những nhóm khởi nghiệp mới thành lập bắt đầu học về phương pháp luận Khởi nghiệp Tinh gọn, họ thường hỏi tôi bao giờ thời gian thử nghiệm sẽ kết thúc để họ có thể tiến hành xây dựng “sản phẩm thật sự”. Tôi phải nói cho họ nghe rằng không có thứ gì gọi là sản phẩm cuối cùng cả – mỗi một sản phẩm được khởi chạy chính là một cơ hội để họ khám phá cách làm hài lòng khách hàng tốt hơn. Quá trình “Xây dựng-Đo lường-Học hỏi” bắt đầu khi chúng ta tự hỏi bản thân mong muốn khám phá điều gì ở khách hàng hoặc ở chiến lược của mình – và nó nên được tiếp tục lâu dài sau khi phát hành sản phẩm đầu tiên.
Cốt lõi của Xây dựng thương hiệu tinh gọn là quan niệm: sản phẩm không bao giờ thật sự hoàn thiện, thương hiệu cũng vậy, phải tận tậm vào việc thích nghi và tiến hóa. Các công ty được phép để thương hiệu của mình trì trệ hay xem chúng như một “hỗn hợp tính năng”, Laura Busche lập luận. Thay vào đó, họ phải xây dựng những thương hiệu tắc kè hoa luôn “thích nghi với nhu cầu và mong muốn không ngừng thay đổi của người tiêu dùng” bằng cách kiểm tra những giả định của họ, sử dụng những thông tin họ thu nhận được để lặp lại và thích nghi.
Điều này dễ nói hơn là làm.
Tôi đã từng làm việc với nhiều “nhà xây dựng” thuộc những ngành nghề khác nhau. Cho dù nguyên vật liệu mà họ phải làm việc cùng rất đa dạng – một số chuyên lập trình, số khác xây dựng những thiết bị chăm sóc sức khỏe hoặc trang thiết bị công nghiệp nặng, số khác nữa lại thiết kế những chương trình trải nghiệm người dùng – họ đều có điểm chung là khao khát được áp dụng chuyên môn của mình để xây dựng và giới thiệu tới khách hàng những sản phẩm “chất lượng cao”. Tuy nhiên phương pháp luận Khởi nghiệp Tinh gọn thách thức chúng ta suy nghĩ lại về khái niệm chất lượng. Vòng lặp Xây dựng-Đo lường-Học hỏi là một cách giúp chúng ta thoát khỏi khuynh hướng phức tạp hóa giải pháp khi chưa kiểm tra xem “giải pháp” ấy có thật sự đem tới ích lợi cho một vấn đề thực thụ của khách hàng hay không.
Busche cũng đề cập đến tầm quan trọng của việc đo lường hợp lý. Tâm lý mê số liệu của chúng ta có thể trở nên rất hào hứng trước bất cứ dấu hiệu nào cho thấy ta đang gây được sự chú ý – nhưng việc phân biệt “chỉ số mơ hồ” (những số liệu trông đẹp đẽ trên giấy tờ nhưng không cho ta biết điều gì về tiềm năng phát triển của mình) và “chỉ số thực tế” (những dữ liệu có thể được tiếp nhận và sử dụng để mở rộng quá trình thử nghiệm và lặp lại) là vô cùng quan trọng.
Trong phần Đo lường, Busche cung cấp một vài ví dụ hữu ích về những chỉ số đáng để tâm – những chỉ số liên quan đến phương thức kiếm tiền hoặc phát triển hệ thống khách hàng của doanh nghiệp. Chúng ta chỉ có thể chắc chắn rằng thử nghiệm của mình đã thành công khi chúng ta thay đổi được hành vi của khách hàng ở một mặt nào đó – mua hàng, đăng ký nhận thư thông báo, đồng ý dành thời gian hay trao đổi những giá trị khác. Quá trình thử nghiệm và đo lường giá trị khách hàng này cũng là một biện pháp nuôi dưỡng các mối quan hệ sâu sắc qua thời gian – cột mốc chứng tỏ sự phát triển thương hiệu thành công và, theo tôi, một cách vận chuyển sản phẩm và dịch vụ xứng với danh hiệu “chất lượng cao” tuyệt vời.
Đây là cuốn hồng bào thư cho nhiều thế hệ trong giới quảng cáo, là kết tinh trí tuệ sau nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm, và trải nghiệm của một cái tên đã đi vào huyền thoại – David Mackenzie Ogilvy. Quan niệm của Ogilvy về quảng cáo thiết thực một cách giản dị. Đối với ông, quảng cáo không bán được hàng là quảng cáo vô giá trị. Ông không thích lối quảng cáo màu mè mà mơ hồ, không thích dùng những thuật ngữ xa lạ với đời sống thường nhật của người tiêu dùng, và không tham gia vào các giải thưởng sáng tạo, bởi giành chiến thắng trong các cuộc thi đó, với ông, lại có thể là điều đáng xấu hổ.
Tuy được viết từ những năm 1960, nhưng những lời khuyên thông thái, sắc sảo và đầy khích lệ của Ogilvy vẫn giữ được giá trị qua thử thách của thời gian và đã trở thành những chuẩn mực trong ngành. Cuốn sách làm thay đổi quan niệm của công chúng đối với ngành quảng cáo, quan niệm của những người trong ngành về chính bản thân họ, và quan niệm của những ai sắp bước chân vào lĩnh vực này.
Về David Mackenzie Ogilvy
David Mackenzie Ogilvy là người gốc Scotland, từng theo học ở trường Oxford nhưng bị đuổi học. Sau đó ông trải qua rất nhiều nghề khác nhau như làm đầu bếp ở một khách sạn ở Paris, người chào hàng tận nhà, công nhân xã hội ở các khu ổ chuột ở Edinburgh, trợ lý nghiên cứu cho Tiến sĩ Gallup, thậm chí còn làm nông dân trồng thuốc là ở Pennsylvania.
Về sau ông thành lập hãng quảng cáo Ogilvy, Benson & Mather và chỉ trong một thời gian ngắn ông đã đưa hãng này trở thành một trong những hãng quảng cáo lớn và uy tín nhất nước Mỹ. Ông được giới quảng cáo kính cẩn gọi là “cha đẻ của nền quảng cáo hiện đại.”
combo-8935251403992-8935251406269 |
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …