THÔNG TIN KHOÁ HỌC
Nhờ biết rõ cách để người khác có trách nhiệm mà một nhãn hiệu kính mắt nổi tiếng quốc gia đã tăng doanh thu từ 147% lên 314% trong vòng một năm; một nhà máy sản xuất thiết bị thể dục tăng doanh thu và lợi nhuận lên 13% và 66% trong vòng hai tháng; hoặc một nhà máy sản xuất đồ dùng cho thú cưng giảm được 75% tai nạn và rút ngắn thời gian đưa sản phẩm mới ra thị trường. Những người có trách nhiệm sẽ tạo nên thành quả. Văn hóa trách nhiệm sản sinh ra thành quả. Hướng tiếp cận tích cực, đúng nguyên tắc trong việc khiến người khác có trách nhiệm đảm bảo sẽ mang đến trái ngọt.
Trách nhiệm có thể quyết định sự thành bại của doanh nghiệp
Trách nhiệm – đó là nền tảng của bất kỳ nền văn hóa thành công nào. Nhưng môi trường làm việc hiện nay đã quá phức tạp, rất nhiều người cảm thấy bế tắc trước câu hỏi “Ai phải chịu trách nhiệm cho chuyện này?” hoặc “Sao lại như thế này được?” Họ chỉ biết cúi đầu né tránh, sợ rằng sẽ có người sắp bị trừng phạt. Mầm mống của sự thất vọng đã bén rễ, kết quả thì cứ tệ đi và mọi người hầu hết đều cảm thấy thất vọng hoặc bị phản bội.
Thế hệ lao động mới ngày này đã khác hẳn. Nếu các bạn không tôn trọng sự khác biệt này và tìm ra cách quản lý mới cho phù hợp, thì đừng mong thế hệ lao động hiện tại đáp lại bằng sự nhiệt tình và chăm chỉ. Nếu một tổ chức nhận thức rõ về trách nhiệm, họ sẽ xây dựng được tinh thần trách nhiệm trong mọi cấp độ văn hóa doanh nghiệp của mình, truyền cảm hứng cho mọi người, khiến họ cảm thấy có động lực làm việc và thành quả tự nhiên sẽ kéo đến.
Ấy thế nhưng, hàng ngàn nhà lãnh đạo đến từ các nền công nghiệp sản xuất hàng đầu vẫn thường phải băn khoăn, đau đầu trước những câu hỏi giống hệt nhau: “Chính xác thì chúng tôi có thể làm gì để tránh bị bất ngờ và mất phương hướng, mặc dù đã cố gắng hết sức để giữ mọi việc đi đúng hướng? Làm thế nào chúng tôi có thể tăng khả năng giám sát của mình để đạt được kết quả mong muốn? Làm thế nào chúng tôi có thể làm được những điều đó mà không gợi cho người ta cảm giác khó chịu, chống đối, bị thao túng và kiểm soát?”
Một cuộc thăm dò trên phạm vi toàn nước Mỹ đã tìm hiểu về mức độ mà ban quản lý ở các doanh nghiệp sử dụng tính trách nhiệm sai cách như thế nào. Cuộc thăm dò cho thấy 25% người lao động ở Mỹ mô tả nơi làm việc của mình là “độc tài”, chỉ 52% nói rằng ông chủ “đối xử tốt với cấp dưới”. Chỉ có khoảng 51% nói rằng đồng nghiệp của họ “thường xuyên cảm thấy có động lực hoặc rất có động lực khi làm việc”. Vậy vấn đề là gì? Mọi người đều lười biếng ư? Họ không nỗ lực trong công việc ư? Họ không quan tâm tới thành công của chính bản thân và công ty hay sao? Hay là, đơn giản hơn, họ không biết cách khiến người khác có trách nhiệm theo phương pháp có thể tạo động lực cho tất cả mọi người để hướng tới kết quả mà mọi người cùng kỳ vọng? Việc đổ lỗi cho bất kỳ ai khác chỉ tổ lãng phí thời gian và tiền bạc. Trách nhiệm thực sự không phải là về việc ai phải chịu phạt. Nó cũng không phải sự trả thù lên người đã không đáp ứng được kỳ vọng của bạn. Nếu phải tổng kết lại, có thể khẳng định đây là vấn đề không hiểu rõ phương pháp chứ không phải thiếu động lực hay không có trách nhiệm.
Cuốn sách đem lại lợi ích gì cho bạn?
Sau khi đọc hơn 400 trang “Đội nhóm bất khả chiến bại – Thành công từ kỷ luật đến trách nhiệm”, bạn sẽ biết phương pháp làm thế nào để người khác có trách nhiệm hoàn thành những kỳ vọng được trao cho họ theo hướng tích cực, đúng nguyên tắc và đem lại kết quả thực sự. Bạn sẽ không bao giờ còn phải lo về việc bạn khiến người khác giữ trách nhiệm lại tạo ra phản ứng ngược khiến mục tiêu của mình bị tổn hại nữa. Bạn sẽ không bao giờ cảm thấy hoang mang, băn khoăn rằng không biết mình có thể làm gì để những người khác có thể thực hiện kỳ vọng của bạn nữa. Bạn sẽ không bao giờ bị bất ngờ bởi những hệ quả xảy tới, cũng không bao giờ phải băn khoăn rằng “Sao lại như thế được?” mặc dù đã nỗ lực hết sức.
Vậy, “Đội nhóm bất khả chiến bại – Thành công từ kỷ luật đến trách nhiệm” có phép màu nào mà kỳ diệu đến vậy?
Cuốn sách là phần tự nhiên tiếp theo và có giá trị, nối tiếp cuốn “The Oz principle” (tạm dịch: Nguyên tắc Oz), tác giả tập trung vào tầm quan trọng của những người nhận trách nhiệm về kết quả. Cuốn “The Oz Principle” được coi là nền tảng với lý luận, sẽ giúp một doanh nghiệp gây dựng được nền móng cần thiết để xây dựng lực lượng nhân viên có trách nhiệm từ mọi cấp bậc.
“Đội nhóm bất khả chiến bại – Thành công từ kỷ luật đến trách nhiệm” ra đời được đánh giá là cuốn sách đáng tin cậy khi cho thấy cách trách nhiệm trong tổ chức hoạt động ra sao mà không vấp phải phản ứng tiêu cực. Điểm nổi bật của sách là cái nhìn sâu sắc của tác giả và những lời khuyên cụ thể và thiết thực. Connors và Smith đã đưa ra những câu chuyện thực tế thích hợp để giúp người đọc hiểu rõ tầm quan trọng của trách nhiệm đối với kết quả và thành công của tổ chức.
Trong cuốn sách này, hai tác giả đã xem xét khía cạnh làm sao để khiến người khác có trách nhiệm về kết quả, theo cách sẽ loại bỏ mọi hành vi gây hại đã bám rễ trong rất nhiều tổ chức ngày nay. Sách làm rõ trình tự trách nhiệm được chia thành hai phần, Vòng Ngoài và Vòng Trong. Ở nửa đầu cuốn sách, tác giả bàn về Vòng Ngoài, nơi bạn sẽ hình thành, truyền đạt, kết nối và kiểm tra các loại kỳ vọng. Từ đó, bạn sẽ xây dựng và duy trì mối quan hệ trách nhiệm với những thành viên khác, đồng thời đặt nền móng cho việc khiến họ trở nên cũng có trách nhiệm. Ở nửa sau cuốn sách, tác giả đề cập tới Vòng Trong với việc tham gia Đối thoại trách nhiệm để xác định con đường tốt nhất nhằm đương đầu với những kỳ vọng không được đáp ứng.
Trong Đối thoại trách nhiệm, bạn sẽ thấy 4 nguyên nhân chính khiến việc thực hiện kỳ vọng bị thất bại: thiếu động lực, đào tạo chưa đúng cách, tinh thần trách nhiệm cá nhân thấp và văn hóa doanh nghiệp không hiệu quả. Sử dụng những giải pháp thích hợp (động lực tốt đẹp hơn, đào tạo đúng trọng tâm, tinh thần trách nhiệm cá nhân cao hơn và văn hóa doanh nghiệp hiệu quả) sẽ giải quyết những vấn đề này.
Bên cạnh đó, khi chuyển từ Vòng Ngoài tới Vòng Trong, bạn sẽ học được cách làm thế nào để khiến mọi người trở nên có trách nhiệm một cách hiệu quả hơn so với hiện tại – và có lẽ còn hiệu quả hơn so với bất kỳ điều gì mà bạn có thể tưởng tượng.
Với nội dung thiết thực cùng những câu chuyện từ chính cuộc sống cụ thể, cuốn sách trở thành một công cụ hoàn hảo đúng lúc cho những ai đang phải đối mặt với thách thức về việc làm thế nào để khiến người khác chịu trách nhiệm về kết quả. Đây là cuốn sách mà bất kỳ ai có đặc quyền lãnh đạo phải đọc. Hãy đặt “Đội nhóm bất khả chiến bại – Thành công từ kỷ luật đến trách nhiệm” trong danh sách những cuốn sách mà bạn phải đọc!
VỀ TÁC GIẢ
Roger Connors và Tom Smith là đồng CEO kiêm Chủ tịch của Partners In Leadership, Inc., một công ty tư vấn về lĩnh vực đào tạo khả năng lãnh đạo và quản lý được công nhận là nhà cung cấp dịch vụ Đào Tạo Trách Nhiệm hàng đầu trên thế giới. Họ cũng là đồng tác giả của rất nhiều cuốn sách bán chạy nhất, được dịch ra nhiều thứ tiếng và nằm trong vô số các kỷ lục sách bán chạy nhất, trong số đó có kỷ lục của Wall Street Journal, USA Today, AP, Publishers Weekly và Amazon.com. Công ty của họ có hàng ngàn khách hàng trên hơn 50 quốc gia và đã đào tạo hàng trăm ngàn con người – từ các quản lý cấp cao tới người lao động tầng chót – với sự hiểu biết về lý do tại sao tính trách nhiệm cao hơn có thể thúc đẩy tính hiệu quả, lợi nhuận và đột phá tại mọi cấp độ của một tổ chức.
Tom và Roger đã tham gia rất nhiều chương trình radio và truyền hình, là tác giả của nhiều bài báo của các nhà xuất bản lớn, đóng góp những bài diễn thuyết quan trọng ở vô số các cuộc hội thảo tầm cỡ. Họ được kính trọng vì là cố vấn cho các giám đốc cấp cao và được thừa nhận là chuyên gia trong lĩnh vực trách nhiệm tại nơi làm việc. Cả hai người đều được nhận bằng MBA từ Học Viện Quản Lý Marriott thuộc Đại Học Brigham Young
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …