THÔNG TIN KHOÁ HỌC
KIỂM TOÁN
Kiểm toán là một khái niệm không còn quá xa lạ trong giai đoạn kinh tế phát triển như hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu một cách rõ ràng và chính xác về khái niệm này. Vậy, kiểm toán thực sự là gì?
SG Trading xin giới thiệu quyển sách Kiểm Toán, sách là tài liệu hữu ích nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực Kế Toán Kiểm Toán.
KIỂM TOÁN LÀ GÌ
Để hiểu được kiểm toán, trước tiên chúng ta nên nói về kế toán, vì hai lĩnh vực này liên quan trực tiếp tới nhau. Về cơ bản, kế toán sẽ cũng cấp những thông tin về tài chính của một tổ chức thông qua những báo cáo tài chính.
Công việc của kiểm toán chính là kiểm tra, xác minh tính trung thực của những báo cáo tài chính đó, từ đó giúp cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của tổ chức đó. Hay nói cách khác, kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng liên quan đến những thông tin tài chính được kiểm tra (cung cấp bởi kế toán) nhằm xác đinh và báo cáo về mức độ phù hợp giữa thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập.
Có thể nói, kiểm toán hướng đến rất nhiều đối tượng, những người quan tâm tới tình hình tài chính của một tổ chức nào đó nhưng không có nghiệp vụ về tài chính, kế toán; đó là lí do họ cần đến những kiểm toán viên để tìm hiểu và đưa ra những đánh giá phù hợp giúp họ có những quyết định đúng đắn nhất.
CÁC CÔNG VIỆC CỦA KIỂM TOÁN LÀ GÌ ?
Hiểu một cách đơn giản, các kế toán viên sẽ sử dụng những phương pháp khác nhau để xác minh tính trung thực của tài liệu và tính pháp lý của các báo cáo tài chính, ví dụ như phương pháp đối chiếu, logic, diễn giãi thông tin, điều tra, quan sát, kiểm kê, thử nghiệm,… Với hoạt động đó, có thể thấy được 3 chức năng chính của kiểm toán, đó là:
– Xác minh tính trung thực và tính pháp của các báo cáo tài chính.
– Đánh giá bằng việc đưa ra ý kiến về tính trung thực và mức độ hợp lý của các thông tin tài chính, kế toán.
– Tư vấn cho các nhà quản lý thông qua việc chỉ ra những sai sót và gợi mở ra những biện pháp để khắc phục, giúp các công ty hoạt động hiệu quả hơn.
Chúng ta phải hiểu rằng, các tổ chức ở đây không chỉ là các công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, mà còn bao gồm cả những cơ quan Nhà nước, như đã nói kiểm toán hướng tới nhiều đối tượng khác nhau.
Có nhiều cách phân loại kiểm toán, nhưng để dễ hiểu nhất thì chúng ta nên phân loại theo chủ thể kiểm toán. Cụ thể, có 3 loại kiểm toán như sau:
– Kiểm toán Nhà nước: Do cơ quan kiểm toán Nhà nước tiến hành theo luật định và không thu phí, thông thường đối tượng được kiểm toán là những doanh nghiệp nhà nước.
– Kiểm toán độc lập: Được tiến hành bởi các kiểm toán viên tại các công ty độc lập chuyên về dịch vụ này. Nhiệm vụ chính của họ thường là kiểm toán những báo cáo tài chính, ngoài ra cũng có các dịch vụ khác về tài chính và kinh tế tùy theo yêu cầu của khách hàng. Đây là loại kiểm toán nhận được sự tin cậy từ bên thứ ba hay những nhà đầu tư.
– Kiểm toán nội bộ: Là những kiểm toán viên trong nội bộ một công ty, tổ chức nào đó. Họ thực hiện kiểm toán theo yêu cầu của các thành viên Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc. Thường thì những báo cáo kiểm toán này chỉ được sử dụng trong nội bộ công ty mà ít nhận được sự tin cậy từ bên ngoài, vì các kiểm toán viên này cũng là nhân viên trong nội bộ công ty và làm việc dưới ảnh hưởng của ban giám đốc.
Quyển sách là một tài liệu hữu ích nhằm nâng cao chuyên môn trong lĩnh vực kế toán kiểm toán!
SG Trading
————————————————————–
MỤC LỤC
1. TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN VÀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
2. HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
3. CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN
4. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN
5. CÁC VẤN ĐỀ NÂNG CAO VỀ BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN
6. HOÀN THÀNH KIỂM TOÁN
7. ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
8. KIỂM TOÁN TIỀN
9. KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG
10. KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO VÀ GIÁ VỐN HÀNG BÁN
11. KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO
12. KIỂM TOÁN NỢ PHẢI TRẢ VÀ NỢ PHẢI THU
13. KIỂM TOÁN THU NHẬP VÀ CHI PHÍ
14. CÁC DỊCH VỤ CỦA DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN
15. KIỂM TOÁN NỘI BỘ
16. KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …