THÔNG TIN KHOÁ HỌC
Kỹ năng để cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Công việc và cuộc sống là hai bản thể tồn tại song song với nhau hàng ngày của bạn phải không? Khi mà chúng ta ngày càng bận rộn hơn với công việc thì cũng kèm theo đó là chuỗi ngày căng thẳng mà đến dây thần kinh cũng muốn đứt.
Nếu như thời điểm trước đây, chúng ta làm việc 8h/ngày và trở về nhà nghỉ ngơi thì giờ đây mọi người thường xuyên mang việc về nhà. Họ liên tục kiểm tra email công việc thông qua điện thoại di động ở nhà (ngay cả khi đó là thời gian cho bữa tối) và đọc báo cáo công việc vào tối muộn. Làm việc với lịch và cường độ như vậy sẽ gây tổn hại đến sức khỏe của mọi người. Đã đến lúc mọi người cần quan tâm đến bản thân mình nhiều hơn và tìm cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình. Bạn đã bao giờ nghĩ đến một cách nào đó để mình có thể cân bằng mọi thứ, ít nhất là công việc và cuộc sống để mình có dư giả chút thời gian bên con lâu hơn, bên gia đình lâu hơn hay thời gian cho chính bản thân mình thêm chút nữa.
Nhiều cuốn sách phát triển cá nhân gợi ý rằng bạn nên kết hợp thời gian làm việc và giải trí để giảm bớt căng thẳng. Tuy nhiên, trong thực tế việc này không hề dễ dàng. Để cân bằng tốt giữa thời gian cho công việc, gia đình, bạn bè và bản thân bạn cần có những kỹ năng quản lý căng thẳng. Hãy suy nghĩ nghiêm túc về việc cân bằng cuộc sống cho dù bạn đang gặp phải áp lực từ gia đình hay các vấn đề liên quan đến công việc.
Lý do bạn mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống?
Có rất nhiều lý do mà tôi thu thập được từ rất nhiều cá nhân khi phỏng vấn trực tiếp họ cái lý do mà họ thấy mọi thứ đang không còn cân bằng kể từ ngày họ đi làm. Một trong số đó:
- Mức thu nhập của tôi thấp, không đủ để chi trả các khoản phí khác
Qủa thực, mức thu nhập là câu chuyện đau đầu của những người làm công ăn lương khi miệt mài 8h trên văn phòng hay phải cong chân chạy theo khách hàng để có thể đạt chỉ tiêu mà cấp trên giao phó. Khi bạn chưa lập gia đình thì bạn sẽ bớt kêu ca hơn, nhưng khi bạn có gia đình với những đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn, bạn sẽ làm gì ngoài mức lương nhận đều đặn hàng tháng nhưng mức chi cứ đang tăng dần lên. Lúc này, bạn căng thẳng về những suy nghĩ cho cái ăn, cái mặc cho con thôi đã căng thẳng lắm rồi, mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống từ đây, bạn sẽ dành 80% sức lực và sự cống hiến cho công cuộc mở rộng túi tiền thu nhập bằng rất nhiều cách và chỉ 20% cho cuộc sống của bản thân và gia đình.Gánh nặng thu nhập đã làm bạn mất cân bằng cuộc sống.
- Làm việc chưa có mục đích khiến bạn mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Quá rõ ràng, làm bất cứ công việc gì dù nhỏ hay lớn đều cần phải có mục đích thì mới có thể hoàn thành. Tin tưởng vào mục đích của bản thân sẽ giúp bạn tìm thấy đam mê trong công việc. Qua đó, cũng sẽ cảm thấy có động lực và tích cực hơn. Nếu phải mất nhiều thời gian hơn để đạt được mục đích thì cũng sẽ không bị nản lòng và từ bỏ giữa chừng. Nhưng, bạn làm việc mà không biết thực sự mình có yêu thích nó, bạn có muốn cống hiến vì nó hay không? Khi làm việc không có mục đích và mục tiêu rõ ràng, chắc chắn rồi, bạn đang chuẩn bị cho sự mất cân đối giữa công việc và cuộc sống của mình.
Họ sẽ hỏi bản thân đang trải qua quãng thời gian bận rộn với công việc hay chỉ lơ đãng làm bất cứ việc gì để thời gian trôi qua thật nhanh? Nếu cảm thấy buồn chán với công việc hiện tại vì bản thân luôn nằm ở vùng an toàn thì sẽ lập tức làm điều gì đó để kích thích sự hứng thú. Người thành công biết được rằng họ cần phải “đánh thức” bản thân bằng mục đích và đam mê, không phải sự cân bằng cuộc sống và công việc. Mục đích mới là chiếc chìa khóa động lực quyết định sự thành – bại.
- Quan điểm cá nhân của bạn cũng ảnh hưởng đến sự cân bằng
Đôi khi sự cân bằng công việc và cuộc sống sẽ trở thành rào cản khiến công việc trở nên đình trệ. Bởi vì có không ít người sử dụng nó như một cái cớ để trì hoãn công việc hoặc không làm những việc mà họ nên làm.
Cuộc sống cần phải có những sự lựa chọn. Bạn có thể lựa chọn nỗ lực vì công việc dù phải làm thêm giờ hoặc rời văn phòng về nhà đúng giờ với gia đình, dành thời gian cho những đam mê khác. Có quan điểm và chính kiến riêng sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn cho công việc hoặc cuộc sống cá nhân. Không nên có thói quen bào chữa và tìm cách đổ thừa hậu quả không làm tốt công việc vì đời sống cá nhân bận rộn, không chăm sóc gia đình tốt vì công việc bề bộn.
- Bạn không xác định rõ việc cần ưu tiên nên mất cân bằng là chuyện đương nhiên
Cần phải biết cái gì cần phải làm trước và cái gì có thể làm sau để sắp xếp quỹ thời gian hợp lý, đẩy mạnh hiệu quả. Đó chính là nghệ thuật quản lý thời gian của những người thành công cả trong công việc lẫn cuộc sống. Đó là sự lựa chọn của họ và có thể sự lựa chọn này là sai lầm khi họ không biết phải ưu tiên giấc ngủ hay kiểm tra email. Tỷ phú Bill Gates chia sẻ ông có thói quen kiểm tra thư điện tử vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy, đó là khoảng thời gian thích hợp để giải quyết công việc. Thay vào đó trước khi đi ngủ, ông sẽ nghiền ngẫm một cuốn sách giúp ông thư giãn và ngủ ngon hơn. Khi bạn không biết ưu tiên việc nào với quỹ thời gian như thế nào, chắc chắn một điều là cách làm việc hay sắp xếp công việc và cuộc sống của bạn không khoa học, bạn sẽ làm lãng phí, cũng có thể quá mất nhiều thời gian cho những việc không quan trọng hơn nhiều việc khác.
- Hay là vì, bạn không muốn thay đổi?
Cuộc sống phải đối mặt với những khó khăn, phía trước có thể xuất hiện một bức tường chắn ngang khiến bạn cảm thấy bị mất tinh thần, mệt mỏi với những điều đang làm. Bạn sẽ cảm thấy lười biếng và thất vọng. Nhưng nếu từ bỏ, bạn sẽ không bao giờ làm được bất kì điều gì có ý nghĩa. Cần phải có tầm nhìn và mục tiêu rõ ràng. Nếu bạn không muốn thay đổi những thói quen cũ gây nên sự mất cân bằng cho mình, thì nếu có 10 cách để thay đổi e rằng bạn vẫn không thể thay đổi được.
* Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh,
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …