Sống Không Rác – Thay Đổi Thế Giới Từ Những Điều Nhỏ Nhất

139.000 

Cuốn sách “Sống không rác – Thay đổi thế giới từ những điều nhỏ nhất” của tác giả Erin Rhoads được chia làm ba phần để khuyến khích bạn từ từ tiếp cận vấn đề. Đừng gây áp lực cho bản thân rằng bạn…

Tìm hiểu thêm
MUA NHANH Mua 1 lần học trọn đời

Thông tin cuốn sách

Erin Rhoads
Thái Hà
15.5 x 24 cm
10-2019
Sách kỹ năng sống / Sách tư duy - Kỹ năng sống

THÔNG TIN KHOÁ HỌC

Cuốn sách “Sống không rác – Thay đổi thế giới từ những điều nhỏ nhất” của tác giả Erin Rhoads được chia làm ba phần để khuyến khích bạn từ từ tiếp cận vấn đề. Đừng gây áp lực cho bản thân rằng bạn phải thay đổi ngay lập tức hay phải làm mọi thứ chính xác như những gì tác giả đã làm, xin hãy nhớ, đây là một quá trình kéo dài suốt sáu năm trời của Erin! Tác giả muốn khích lệ bạn thử nghiệm, khám phá, điều chỉnh để áp dụng những gì mà bạn thấy là phù hợp với cuộc sống của mình, chứ không phải ngược lại. Tất cả vấn đề chỉ là bạn nỗ lực hết sức có thể, với những thứ bạn đang có, tại nơi bạn đang sống.

Phần Một: Công cụ

Toàn bộ nội dung phần này đều nói về việc làm thế nào để bắt đầu. Chương đầu tiên sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi tại sao việc cắt giảm rác thải lại quan trọng đến vậy và phân tích rõ tất cả các biệt ngữ xoay quanh chủ đề “không rác”. Sau đó, trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ đi sâu vào những bước nhỏ mà bạn có thể thực hiện để tạo ra sự khác biệt. Đây cũng là chương mà tác giả sẽ giới thiệu cho bạn mô hình sinh hoạt không rác(Waste Not framework) của cô và chỉ cho bạn thấy tầm quan trọng của việc bắt tay vào thực hiện với tâm thế đúng đắn, bởi lẽ tất cả rác thải trên thế gian đều không phải là lỗi lầm của bạn.

Phần Hai: Mẹo mực

Giờ là lúc để vận dụng những công cụ này trên nhiều phương diện trong cuộc sống và ngôi nhà của bạn. Những chương này đầy ắp các gợi ý từ chính cuộc sống của tác giả, những lời khuyên từ các chuyên gia trong lĩnh vực sống không rác, và những mẹo tự làm vô cùng dễ thực hiện. Cuối mỗi chương, bạn sẽ đọc được các mẹo “đỉnh” nhất của Erin để sẵn sàng áp dụng. Hầu hết những mẹo này đều không hề cực đoan. Nhiều trong số chúng giống như những gì cha ông chúng ta xưa nay vẫn làm, vấn đề là giờ đây chúng ta cần phải học lại những phương thức đó mà thôi.

Phần Ba: Bí quyết

Ở phần này, chúng ta sẽ đưa cuộc chơi lên một tầm cao mới. Lối sống không rác có thể mang tới một vài thách thức khi bạn ra khỏi nhà và đi đây đi đó, do vậy chúng ta sẽ tìm hiểu về cách để bạn có thể duy trì những thói quen mới hình thành trong những kỳ nghỉ lễ hay tại công viên hoặc nơi công sở. Sau đó, chúng ta sẽ thảo luận làm thế nào để bạn (vâng, chính bạn) có thể bắt đầu tham gia hoạt động tuyên truyền và giúp lan tỏa thông điệp không rác. Chúng ta sẽ kết thúc cuốn sách với Danh mục sản phẩm và dịch vụ đã giúp tác giả trong quá trình chuyển biến thành một người sống không rác, cũng như những nguồn tài nguyên đã truyền cảm hứng cho chuyến hành trình của cô. Erin Rhoads hy vọng các sản phẩm và dịch vụ ấy giờ đây có thể giúp truyền cảm hứng cho bạn!

Trích đoạn:

TẠI SAO LẠI SỐNG KHÔNG RÁC

Ýtưởng về một hệ thống không có bất cứ thứ gì bị lãng phí không phải là mới. Từ các loài chim, kiến, voi, cây cỏ và hoa lá cho đến những vi sinh vật mà chúng ta không nhìn thấy được, không hề có rác thải. Theo một cách nào đó, mọi hoạt động của các loài thực vật và sinh vật đều được tận dụng trong hệ sinh thái mang tính tuần hoàn. Một cành cây rơi khỏi thân cây; theo thời gian cành cây đó sẽ được các loài vi sinh vật và nấm phân hủy, biến thành dưỡng chất cho đất và hỗ trợ những cây mới sinh trưởng; những cây mới này lại là thức ăn của nhiều loài động vật, trở thành nơi chúng trú ngụ và sinh sản cho tới khi cái cây đó kết thúc vòng đời, và chu trình trên lại một lần nữa bắt đầu.

Cách đây không quá lâu, con người cũng sống trong một hệ thống có tính tuần hoàn, nhưng sau cuộc Cách mạng Công nghiệp, mô hình sinh hoạt này bắt đầu thay đổi khi chúng ta khám phá ra phương thức sản xuất hàng hóa trên quy mô lớn hơn. Tốc độ phát triển vũ bão của công nghệ đẩy văng chúng ta ra khỏi hệ thống tuần hoàn này và rơi vào hệ thống băng chuyền tuyến tính mà chúng ta vẫn mắc kẹt cho tới tận ngày nay. Chúng ta sử dụng những cỗ máy vô cùng mạnh mẽ chạy bằng năng lượng hóa thạch để khai thác các nguồn tài nguyên trong lòng đất và vận chuyển chúng đi khắp thế giới, tới những nơi mà chúng ta nhào nặn và tạo hình chúng thành các sản phẩm trong các nhà máy với quy mô cực lớn. Những sản phẩm này sau đó được đưa tới các cửa hàng để chúng ta có thể mua sắm; và rồi chúng ta lại đưa các sản phẩm này đến bãi chôn lấp rác thải và câu chuyện cứ thế lặp đi lặp lại.

Mọi tác động đều có một phản tác động tương ứng. Lựa chọn mà chúng ta đưa ra có hiệu ứng sóng, cả ngược và xuôi. Trên thực tế, tôi vẫn chưa tìm ra thấy một nguy cơ nào mà môi trường và các loài động vật hiện nay đang phải đối mặt lại không phải là hệ quả trực tiếp từ những phương thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên sai lầm của chúng ta. Phần lớn lượng rác thải phát sinh được xếp loại là rác thải công nghiệp, tức là những thứ phế phẩm còn lại từ quá trình khai thác và chế biến các nguồn tài nguyên thành các sản phẩm mà chúng ta thường mua sắm. Nhiên liệu, dù là dầu, khí ga hay than đá đều cần thiết cho tất cả những hoạt động. Các tấm năng lượng mặt trời đáng nhẽ phải cứu vớt chúng ta thực tế lại vẫn đòi hỏi phải sử dụng đến các nguồn tài nguyên có hạn. Tôi đã đọc đi đọc lại về nhu cầu cấp thiết phải thay thế năng lượng than đá sang năng lượng mặt trời để ứng phó với những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu. Nhưng giảm mức tiêu dùng của chúng ta cũng không kém phần quan trọng.

Nói một cách đơn giản, càng mua sắm nhiều đồ đạc và mang nhiều hàng hóa về nhà, chúng ta càng tiêu tốn thêm năng lượng cần thiết để giữ cho các cỗ máy ngày đêm vận hành, các nhà máy liên tục sáng đèn, các đoàn xe tải lăn bánh, các đoàn tàu chạy tới lui và các con tàu chở hàng liên tục ra khơi. Càng giảm bớt nhu cầu sản xuất hàng hóa, chúng ta sẽ càng giảm được nhiều gánh nặng chất lên hành tinh thân yêu của chúng ta.

Rác thải mà chúng ta tạo ra phần lớn được lên kế hoạch từ lúc bắt đầu chu trình tạo ra sản phẩm, cụ thể là trong khâu thiết kế. Đáng buồn thay, hầu hết rác thải được cố tình tạo ra để khuyến khích chúng ta mua đi mua lại hết lần này tới lần khác; tư tưởng này thậm chí còn có một cái tên: sự lỗi thời có tính toán. Một sản phẩm được thiết kế ra để hỏng mà chẳng ai đoái hoài là nó sẽ đi đâu về đâu; mục đích là để khiến người tiêu dùng quay lại các cửa hàng mà mua một cái mới. Giá thấp khiến chúng ta rơi vào cái bẫy thay thế bằng sản phẩm mới thay vì đem đi sửa chữa. Sản phẩm càng rẻ tiền thì khả năng là nó được sản xuất bằng nguyên liệu kém chất lượng trong điều kiện môi trường làm việc thậm tệ bởi những người lao động được trả lương rẻ mạt thực chất lại càng cao.

Thứ tâm lý dễ thay thế đã lan tràn khắp mọi nơi, chúng ta thay đồ đạc thậm chí trước cả khi chúng hỏng do ảnh hưởng của tâm lý không được thua bạn kém bè hay nỗi sợ hãi bị bỏ lại phía sau. Và hệ thống tái chế đã trở thành một giải pháp chắp vá tạm thời mà thực chất không hề có tác dụng kiềm chế sức tiêu dùng của chúng ta.

Thái độ thụ động khi đối mặt với chu trình sản xuất-và-thải bỏ đã trở nên thâm căn cố đế. Điều đó khiến tôi tự hỏi không biết chúng ta đã sẵn sàng để đối mặt với thực tế rằng chính tiêu dùng là nguyên nhân gốc rễ của vô vàn các vấn đề. Nhưng chúng ta cần phải nhận ra điều này để hiểu rằng chúng ta có khả năng tạo nên sự thay đổi.

[…]

Ô NHIỄM ĐẠI DƯƠNG

Cũng như biết bao người, chính việc biết về thực trạng của những chú chim hải âu Laysan và Bãi rác nổi Khổng lồ trên Thái Bình Dương đã đặt tôi vào hành trình nhìn lại cuộc sống của chính mình và tìm kiếm giải pháp giúp đỡ. Nhưng chúng không hề là loài sinh vật duy nhất trong thiên nhiên hoang dã giữa đại dương chịu ảnh hưởng của rác thải. Người ta đã tìm thấy dao dĩa và ống hút nhựa mắc kẹt trong mũi rùa biển, bụng của chúng chứa đầy túi nhựa vì tưởng lầm đó là món sứa yêu thích. Đa phần rác thải nhựa thâm nhập vào các đại dương của chúng ta còn không trôi được đến Bãi rác nổi Khổng lồ trên Thái Bình Dương; thay vào đó, chúng từ từ phủ kín đáy dại dương. Không có nơi chốn nào trên hành tinh này chưa bị nhựa xâm chiếm; nhựa đã trôi dạt đến các bãi biển xa nhất trên thế giới và chìm xuống các rãnh đại dương sâu nhất.

Trong khi có thể phải rất lâu nhựa mới phân hủy được nhưng lại chẳng tốn mấy thời gian để nó vỡ vụn. Thực tế Hằng năm, có tám triệu tấn rác thải nhựa từ đất liền thâm nhập vào các đại dương. 36 8 Erin Rhoads Ánh nắng mặt trời, nước và gió làm nhựa trở nên suy yếu tới mức chúng sẽ vỡ thành những mảnh rất nhỏ hay còn gọi là “vi nhựa”: những mảnh nhựa có kích thước nhỏ hơn 5mm (0,2 inch). Các hạt vi nhựa là loại nhựa có thể được gom lại với nhau và tạo thành một bãi tập trung quy mô lớn như Bãi rác nổi Khổng lồ trên Thái Bình Dương nhờ các dòng hải lưu chạy vòng quanh Trái đất. Một thủ phạm nhựa khác chính là các hạt nhựa li ti: những hạt nhựa nhỏ tí xíu có trong sữa rửa mặt và kem đánh răng. Các hạt nhựa li ti này được tạo ra với chức năng làm tróc, chúng được rửa trôi xuống bồn rửa mặt khi người ta sử dụng và vì chúng quá nhỏ bé nên có thể dễ dàng lọt qua lưới lọc của các nhà máy xử lý nước thải. Một loại nhựa khác nữa lén lút thâm nhập vào đại dương là xơ vi mảnh. Các loại quần áo làm bằng chất liệu tổng hợp như polyester giải phóng ra các sợi xơ tổng hợp khi chúng ta giặt giũ và mặc chúng, rồi những sợi xơ tí xíu này cuối cùng sẽ được các dòng nước cuốn trôi ra đại dương.

Thật chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi tất cả những mảnh nhựa tí hon này giờ đây lại xuất hiện trong các món hải sản. Năm 2016, một vài nhà khoa học đã phát hiện ra người dân châu u có thể đã tiêu thụ hơn 11.000 mảnh vi nhựa mỗi năm vì ăn hải sản. Nhựa hoạt động như một loại nam châm, thu hút các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POPs), các loại dioxin, các chất bụi phóng xạ công nghiệp, dầu mỏ và kim loại nặng. Một vài hợp chất trong số này phát sinh từ rác thải tạo ra trong giai đoạn sản xuất hoặc đơn thuần là trong các sản phẩm tẩy rửa hoặc làm đẹp của chúng ta. Có nghĩa là khi chúng ta vô tình hấp thụ các loại nhựa vào cơ thể, chúng kéo theo không chỉ nhựa mà còn cả các chất hóa học độc hại khác nữa – thậm chí cả chất DDT vốn đã bị cấm hàng thập kỷ trước nhưng nay vẫn lẩn khuất đâu đó giữa lòng đại dương.

Nếu chúng ta không kiềm chế nhu cầu tiêu thụ của bản thân, một đại dương chứa trong lòng nhiều nhựa hơn cá sẽ trở thành sự thực vào năm 2050

BÃI CHÔN LẤP RÁC THẢI

Chôn lấp rác thải là một ngành kinh doanh. Ngành này kiếm tiền nhờ thu thập và chôn lấp các thứ đồ mà chúng ta thải ra. Người ta dọn rác thải trên hè phố khuất mắt chúng ta nhưng chúng không hề biến mất, bởi lẽ chẳng có nơi nào để chúng biến mất cả. Chúng chỉ đơn thuần được vận chuyển ra rìa thành phố của chúng ta và ở tịt đấy mãi mãi, chiếm giữ đất đai và không bao giờ thực sự bị phân hủy. Các bãi chôn lấp rác thải có thể rò rỉ ra các chất hóa học nguy hiểm và tạo ra khí ga nguy hại – ấy là còn chưa kể đến mùi (theo ý kiến cá nhân của tôi, bãi chôn lấp rác thải không có mùi tệ hại như các nhà máy tái chế rác, nhưng rất có thể là do các chất xịt khử mùi kỳ lạ mà người ta dùng để che giấu mùi).

Các bãi chôn lấp rác thải của chúng ta tạo ra thứ bùn độc hại mà người ta hay gọi là nước rỉ. Khi trời mưa, nước sẽ len lỏi qua các lớp rác thải, thu gom tất cả các chất hóa học độc hại từ các sản phẩm tẩy rửa, pin, sơn, thuốc trừ sâu, thức ăn phân hủy và đồ điện Thực tế Hằng năm, hơn 500.000 tấn vải dệt bị chôn vùi tại các bãi chôn lấp rác thải ở Úc. 38 8 Erin Rhoads tử, rồi mang tất cả những thứ đó ngấm xuống lòng đất xung quanh bãi chôn lấp rác thải trước khi xâm nhập nguồn nước ngầm. Các bãi chôn lấp rác thải mới hơn được thiết kế để thu gom và loại bỏ thứ nước rỉ độc hại này nhưng thật không may là hệ thống này không hoàn hảo và các bãi chôn lấp rác thải lâu đời lại càng khó xử lý hơn. Một khi thứ nước rỉ này xâm nhập nguồn nước ngầm thì sẽ chẳng có cách nào loại bỏ được nó.

Các hóa chất không chỉ thâm nhập vào các bãi chôn lấp rác thải qua đường nước; chúng còn thoát ra ngoài không khí. Rất nhiều rác thải trong bãi chôn lấp có nguy cơ phát thải các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) độc hại. Tại nhà mình, chúng ta bị phơi nhiễm với các hợp chất VOC này từ sơn tường, các chất tẩy rửa và các dung dịch xịt bảo vệ đồ nội thất, quần áo. Theo thời gian, các hợp chất VOC này từ đồ đạc của chúng ta giảm dần nhưng với sự bành trướng liên tục của các bãi chôn lấp rác thải, ngày càng có nhiều các hợp chất VOC được phát tán vào không khí.

Một hợp chất VOC cụ thể chính là khí mê-tan, vốn là một trong những loại khí chủ chốt gây ra hiện tượng nhà kính. Đây là một phụ phẩm sinh ra từ tất cả các sản phẩm hữu cơ (mẩu thức ăn, giấy, bìa các-tông, hoa lá được cắt tỉa trong vườn) mà chúng ta thải ra bãi chôn lấp. Khi các túi nhựa đựng rác thải bị quẳng ra bãi chôn lấp, chúng tạo thành các lớp chồng lên nhau và sau đó được phủ đất lên. Quy trình này được lặp lại mỗi tuần. Mật độ rác thải được tạo ra do quá trình này dẫn đến sự mất cân bằng; thức ăn phân hủy từ từ biến thành dạng lỏng thay vì phân hủy và do đó tạo thành khí mê-tan. Một vài bãi chôn lấp rác thải thu gom khí mê-tan lại và dùng làm nhiên liệu đốt (khí mê-tan là thành phần chính có trong khí ga tự nhiên). Đốt rác thải để tạo ra năng lượng đang là một đề tài gây tranh cãi; ngày càng có nhiều người quan ngại rằng đây là giải pháp gây ô nhiễm không khí mang tính chất chắp vá tạm thời cho một vấn đề vốn còn nghiêm trọng hơn, chính là rác thải.

Công ty CP Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …

Mua sản phẩm này

Sống Không Rác – Thay Đổi Thế Giới Từ Những Điều Nhỏ Nhất

Tìm hiểu thêm

Có thể bạn quan tâm

  • Học trực tuyến
    mọi lúc, mọi nơi

  • Hoàn Tiền
    nếu không hài lòng

  • Giao miễn phí
    khóa học tới tận nhà

  • Thanh toán 1 lần
    học mãi mãi

  • TỔNG ĐÀI CSKH 8:00 - 22:00
    097 35 964 35